Công đoàn samsung yêu cầu tăng lương gấp đôi cho thành viên

nhhgiap

Pearl
Theo một số nguồn tin trong ngành vào thứ 4 (9/1), Samsung Electronics hiện đang chịu áp lực ngày càng tăng từ lời tuyên bố sẽ đình công của các công đoàn lao động thiểu số sau nhiều lần trì hoãn tăng lương.
Vì công ty không có liên đoàn lao động đa số nên một hội đồng quản lý-lao động nội bộ đã lãnh trách nhiệm đàm phán vấn đề tiền lương từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, đến hiện tại, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận thống nhất.
Nguồn tin cho biết đại diện lao động của hội đồng đã yêu cầu mức tăng lương cơ bản mới là 15,72%, gần như gấp đôi mức tăng 7,5%, bao gồm 4,5% lương cơ bản và 3% tiền thưởng đã được đồng ý vào năm ngoái. Nếu xem xét thêm tiền thưởng, tổng mức tăng có thể lên đến 20% tùy thuộc vào cuộc đàm phán.
Đội ngũ lao động trước đó yêu cầu mức lương là 8.350 USD cho mỗi nhân viên, cùng khoản tiền thưởng chiếm 25% lợi nhuận hoạt động hàng năm của công ty. Nếu thành công, con số mà tập đoàn điện tử phải chi trả là 12,9 nghìn tỷ won cho năm 2021. Đương nhiên, ban lãnh đạo đã thẳng thừng từ chối đòi hỏi này.

Công đoàn samsung yêu cầu tăng lương gấp đôi cho thành viên
Với nhu cầu được đổi mới, người lao động chú trọng vào mức lương cơ bản hơn là phần thưởng thường do ban quản lý đơn phương quyết định. Trong một thỏa thuận dự kiến, hội đồng quản lý-lao động đã đưa ra mức tăng 7,5%. Tuy nhiên, dự thảo này bị bỏ phiếu phản đối bởi 4 công đoàn thiểu số đại diện cho 4.500 công nhân.
Sau khi nhiều cuộc đàm phán bị trì hoãn, các công đoàn hôm thứ Sáu (4/1) đã đệ đơn lên một cơ quan chính phủ để yêu cầu quyền đình công. Nếu đơn yêu cầu được thông qua, nó sẽ là lần đầu tiên suốt 5 thập kỷ hoạt động nhà sản xuất chip và smartphone lớn nhất thế giới đối mặt với cuộc đình công đòi tăng lương.
Một tín hiệu lạc quan cho gã khổng lồ là công nhân đoàn thể chỉ chiếm 5% trong tổng số 114.000 nhân viên tại Samsung nên cuộc đình công của họ chỉ gây tác động hạn chế cho dây chuyền sản xuất tự động ở Hàn Quốc. Mặt khác, nó lại là phát súng đầu tiên mang tính biểu tượng mạnh mẽ, vì xảy ra chỉ 2 năm sau khi CEO Lee Jae-yong cam kết loại bỏ chính sách gây tranh cãi “không công đoàn” (tháng 5/2020) cùng thỏa thuận tập thể đầu tiên được ký kết giữa ban quản lý và ban công đoàn (tháng 11/2020).
Ủy ban tuân thủ của Samsung - được thành lập vào năm ngoái để quản lý ESG (tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) - cũng đang theo dõi sát sao diễn biến của những cuộc đàm phán vì họ rất coi trọng quyền người lao động và nhân quyền.
Nguồn:
Koreaherald
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top