Khánh Vân
Writer
Khi 133 Hồng y từ khắp nơi trên thế giới bước vào Nhà nguyện Sistine hôm nay (7/5) để bắt đầu Mật nghị Hồng y bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis, một loạt các biện pháp công nghệ hiện đại cùng với những quy tắc truyền thống hàng thế kỷ sẽ được triển khai nhằm đảm bảo "bí mật tuyệt đối và vĩnh viễn" cho Mật nghị Hồng y - một trong những cuộc bỏ phiếu kín quan trọng nhất hành tinh.
"Nội bất xuất, ngoại bất nhập" thời công nghệ
Truyền thống "conclave" (nghĩa là "có chìa khóa" trong tiếng Latin) vốn đã cô lập các Hồng y khỏi thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, việc duy trì sự cô lập này đòi hỏi những giải pháp công nghệ cao. Vatican đã không ngần ngại áp dụng chúng, đặc biệt sau sự cố năm 2005 khi một Hồng y Đức vô tình làm rò rỉ thông tin cuộc bầu chọn qua tin nhắn.
Một trong những biện pháp mạnh mẽ nhất là vô hiệu hóa toàn bộ tín hiệu điện thoại di động và Internet trên lãnh thổ thành Vatican từ 15h chiều nay (7/5) cho đến khi tân Giáo hoàng được bầu và công bố. Phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết ngoại lệ duy nhất là khu vực Quảng trường Thánh Peter, nơi hàng nghìn tín đồ dự kiến tập trung chờ đợi.
Bên trong Nhà nguyện Sistine, nơi diễn ra các vòng bỏ phiếu, các biện pháp còn nghiêm ngặt hơn. Từ Mật nghị năm 2013 (bầu Giáo hoàng Francis), các thiết bị gây nhiễu tín hiệu điện tử (jammer) đã được lắp đặt để chặn mọi cuộc gọi, tin nhắn hay truy cập Internet từ bên trong. Có thông tin cho rằng các thiết bị này được đặt trong một lớp "sàn giả" hoặc tích hợp vào tường như một "tấm khiên" điện từ. Dù Vatican từng bác bỏ thông tin về sàn giả, họ thừa nhận việc sử dụng thiết bị gây nhiễu.
An ninh đa lớp
Ngoài việc làm nhiễu sóng, Vatican cũng triển khai hệ thống quét thông minh để tự động phát hiện các thiết bị nghe lén, camera ẩn có thể được cài cắm bí mật. Một cấu trúc giống như lồng Faraday cũng được cho là đã lắp đặt quanh Nhà nguyện để tăng cường khả năng chặn mọi tín hiệu điện từ.
Theo quy định từ thời cựu Giáo hoàng John Paul II (năm 1996), tất cả các Hồng y, nhân viên phục vụ... đều bị cấm mang vào Mật nghị mọi thiết bị điện tử, radio, báo chí, tivi hay máy ghi âm. Họ phải tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối và "không sử dụng bất kỳ loại máy phát, thu hoặc thiết bị chụp ảnh nào" ngay cả sau khi đã bầu ra Giáo hoàng mới, trừ khi có sự cho phép đặc biệt.
Không chỉ không gian bên trong, bầu trời Vatican cũng được bảo vệ. Chính quyền Italy đã triển khai hệ thống chống máy bay không người lái (drone) trên bầu trời Rome, sẵn sàng vô hiệu hóa bất kỳ thiết bị bay nào có khả năng do thám hoặc gây rối, một biện pháp ban đầu được áp dụng cho lễ tang Giáo hoàng Francis và được cho là duy trì để phục vụ Mật nghị lần này.
Sự kết hợp giữa các quy tắc cổ xưa và công nghệ bảo mật hiện đại nhất cho thấy quyết tâm của Vatican trong việc bảo vệ tính toàn vẹn và sự thiêng liêng của Mật nghị Hồng y, đảm bảo rằng quyết định cuối cùng về người lãnh đạo Giáo hội Công giáo sẽ được đưa ra một cách hoàn toàn độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

"Nội bất xuất, ngoại bất nhập" thời công nghệ
Truyền thống "conclave" (nghĩa là "có chìa khóa" trong tiếng Latin) vốn đã cô lập các Hồng y khỏi thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, việc duy trì sự cô lập này đòi hỏi những giải pháp công nghệ cao. Vatican đã không ngần ngại áp dụng chúng, đặc biệt sau sự cố năm 2005 khi một Hồng y Đức vô tình làm rò rỉ thông tin cuộc bầu chọn qua tin nhắn.
Một trong những biện pháp mạnh mẽ nhất là vô hiệu hóa toàn bộ tín hiệu điện thoại di động và Internet trên lãnh thổ thành Vatican từ 15h chiều nay (7/5) cho đến khi tân Giáo hoàng được bầu và công bố. Phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết ngoại lệ duy nhất là khu vực Quảng trường Thánh Peter, nơi hàng nghìn tín đồ dự kiến tập trung chờ đợi.
Bên trong Nhà nguyện Sistine, nơi diễn ra các vòng bỏ phiếu, các biện pháp còn nghiêm ngặt hơn. Từ Mật nghị năm 2013 (bầu Giáo hoàng Francis), các thiết bị gây nhiễu tín hiệu điện tử (jammer) đã được lắp đặt để chặn mọi cuộc gọi, tin nhắn hay truy cập Internet từ bên trong. Có thông tin cho rằng các thiết bị này được đặt trong một lớp "sàn giả" hoặc tích hợp vào tường như một "tấm khiên" điện từ. Dù Vatican từng bác bỏ thông tin về sàn giả, họ thừa nhận việc sử dụng thiết bị gây nhiễu.

An ninh đa lớp
Ngoài việc làm nhiễu sóng, Vatican cũng triển khai hệ thống quét thông minh để tự động phát hiện các thiết bị nghe lén, camera ẩn có thể được cài cắm bí mật. Một cấu trúc giống như lồng Faraday cũng được cho là đã lắp đặt quanh Nhà nguyện để tăng cường khả năng chặn mọi tín hiệu điện từ.
Theo quy định từ thời cựu Giáo hoàng John Paul II (năm 1996), tất cả các Hồng y, nhân viên phục vụ... đều bị cấm mang vào Mật nghị mọi thiết bị điện tử, radio, báo chí, tivi hay máy ghi âm. Họ phải tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối và "không sử dụng bất kỳ loại máy phát, thu hoặc thiết bị chụp ảnh nào" ngay cả sau khi đã bầu ra Giáo hoàng mới, trừ khi có sự cho phép đặc biệt.
Không chỉ không gian bên trong, bầu trời Vatican cũng được bảo vệ. Chính quyền Italy đã triển khai hệ thống chống máy bay không người lái (drone) trên bầu trời Rome, sẵn sàng vô hiệu hóa bất kỳ thiết bị bay nào có khả năng do thám hoặc gây rối, một biện pháp ban đầu được áp dụng cho lễ tang Giáo hoàng Francis và được cho là duy trì để phục vụ Mật nghị lần này.

Sự kết hợp giữa các quy tắc cổ xưa và công nghệ bảo mật hiện đại nhất cho thấy quyết tâm của Vatican trong việc bảo vệ tính toàn vẹn và sự thiêng liêng của Mật nghị Hồng y, đảm bảo rằng quyết định cuối cùng về người lãnh đạo Giáo hội Công giáo sẽ được đưa ra một cách hoàn toàn độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.