Mạnh Quân
Writer
Việt Nam đã khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chưa chốt sử dụng công nghệ nào: Nhật Bản? Châu Âu? Trung Quốc? hay Nga?
Trong lúc chờ các nhà hoạch định chính sách ra quyết định, hãy cùng tham khảo sự phát triển của nhà máy điện hạt nhân đến nay. Đầu tiên là công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3+ của Nga là VVER-1200.
Theo Sputnik, hiện có 58 lò phản ứng hạt nhân thương mại đang được xây dựng tại 12 quốc gia, trong đó Nga chiếm 90% thị phần với thiết kế lò VVER-1200.
Thiết kế VVER-1200 được xem là tiên tiến nhất hiện nay, với tính năng an toàn thụ động có thể tự động thu hồi và làm mát lõi lò trong trường hợp mất điện. Đây là điểm khác biệt lớn so với các thế hệ trước và là bài học được rút ra từ sự cố hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011.
Hiệu suất phát điện của VVER-1200 đạt tới 90%, chu kỳ thay nhiên liệu kéo dài 18 tháng và vòng đời hoạt động lên đến 60 năm. Điều này giúp giảm chi phí vận hành và tăng tính ổn định lâu dài cho hệ thống điện.
Ngoài ra, Nga cũng đã đề xuất cung cấp nhiên liệu và thu hồi nhiên liệu đã cháy để xử lý tại nước họ, giảm thiểu rủi ro môi trường và tránh lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nga nạp nhiên liệu vào lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân VVER-1200
Các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) mặc dù an toàn cao và chi phí xây dựng thấp hơn, nhưng công suất phát điện quá thấp, khó đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại.
Hai điểm yếu của SMR chính là công suất phát điện thấp và có quá ít lò đã đi vào hoạt động thương mại. Tính đến tháng 12/2024, dù có đến hơn 80 thiết kế khác nhau đã được công bố, chỉ có 2 lò phản ứng thuộc phân khúc SMR trên thế giới đã đi vào hoạt động là thiết kế lò KLT-40 của Nga (dựa trên thiết kế lò phản ứng nước áp lực PWR thế hệ III) và thiết kế lò HTR-PM (dựa trên thiết kế nhiên liệu dạng viên tròn làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao) của Trung Quốc. Là một nước đang cần điện hạt nhân để giải bài toán trước mắt là thiếu điện.
HPR-1000 và APR-1400, dù đã có một số thành công, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai ở các nước đang phát triển, độ tin cậy không cao bằng VVER-1200.
Trong lúc chờ các nhà hoạch định chính sách ra quyết định, hãy cùng tham khảo sự phát triển của nhà máy điện hạt nhân đến nay. Đầu tiên là công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3+ của Nga là VVER-1200.
Theo Sputnik, hiện có 58 lò phản ứng hạt nhân thương mại đang được xây dựng tại 12 quốc gia, trong đó Nga chiếm 90% thị phần với thiết kế lò VVER-1200.
Thiết kế VVER-1200 được xem là tiên tiến nhất hiện nay, với tính năng an toàn thụ động có thể tự động thu hồi và làm mát lõi lò trong trường hợp mất điện. Đây là điểm khác biệt lớn so với các thế hệ trước và là bài học được rút ra từ sự cố hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011.
Hiệu suất phát điện của VVER-1200 đạt tới 90%, chu kỳ thay nhiên liệu kéo dài 18 tháng và vòng đời hoạt động lên đến 60 năm. Điều này giúp giảm chi phí vận hành và tăng tính ổn định lâu dài cho hệ thống điện.
Ngoài ra, Nga cũng đã đề xuất cung cấp nhiên liệu và thu hồi nhiên liệu đã cháy để xử lý tại nước họ, giảm thiểu rủi ro môi trường và tránh lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nga nạp nhiên liệu vào lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân VVER-1200
So sánh với các công nghệ khác
Ngoài VVER-1200, có các công nghệ khác như HPR-1000 (Trung Quốc), APR-1400 (Hàn Quốc) hoặc các lò mô-đun nhỏ (SMR). Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều có điểm yếu nhất định.Các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) mặc dù an toàn cao và chi phí xây dựng thấp hơn, nhưng công suất phát điện quá thấp, khó đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại.
Hai điểm yếu của SMR chính là công suất phát điện thấp và có quá ít lò đã đi vào hoạt động thương mại. Tính đến tháng 12/2024, dù có đến hơn 80 thiết kế khác nhau đã được công bố, chỉ có 2 lò phản ứng thuộc phân khúc SMR trên thế giới đã đi vào hoạt động là thiết kế lò KLT-40 của Nga (dựa trên thiết kế lò phản ứng nước áp lực PWR thế hệ III) và thiết kế lò HTR-PM (dựa trên thiết kế nhiên liệu dạng viên tròn làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao) của Trung Quốc. Là một nước đang cần điện hạt nhân để giải bài toán trước mắt là thiếu điện.
HPR-1000 và APR-1400, dù đã có một số thành công, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai ở các nước đang phát triển, độ tin cậy không cao bằng VVER-1200.