VNR Content
Pearl
Theo Android Authority, Samsung đang có kế hoạch áp dụng công nghệ màn hình mới có tên PHOLED lên những flagship của mình vào năm 2025.
Những dòng điện thoại Galaxy S Series và Galaxy Z Series dự kiến sẽ là những thiết bị đầu tiên được sử dụng công nghệ màn hình mới này. Trước đó, đã có những thông tin Samsung muốn ra mắt điện thoại màn hình PHOLED luôn năm sau, nhưng vì lý do kỹ thuật mà kế hoạch phải lùi lại thêm một năm.
PHOLED là một dạng của màn hình OLED, chiếu sáng bằng những diot phát sáng hữu cơ. Hiện tại, trên thị trường sử dụng hai loại vật liệu OLED phổ biến, thông dụng nhất là fluorescent OLED, còn hiếm thấy hơn là PHOLED (phosphorescent OLED).
Fluorescent OLED là loại vật liệu thông dụng trên TV, điện thoại, laptop ngày nay. So với tấm nền LCD, chúng vượt trội về độ tương phản và độ sâu tuyệt đối của màu đen, nhưng nhược điểm là tỏa nhiều nhiệt. Mỗi đơn vị năng lượng cung cấp cho Fluorescent OLED thì chỉ 25% tạo ra ánh sáng, còn 75% còn lại là nhiệt bị lãng phí.
Trong khi đó, PHOLED sẽ tạo ra nguồn sáng cao hơn nhiều, gần như 100% hiệu suất năng lượng, và không tỏa ra nhiệt.
PHOLED trên lý thuyết này sẽ vượt trội hơn nhiều so với Fluorescent OLED, nhưng vấn đề là để tổng hợp ra những vật liệu PHOLED chất lượng cao là không đơn giản, bởi nó cần có được phạm vi bước sóng lớn và tuổi thọ cao (ít nhất là hàng chục nghìn giờ chiếu sáng).
Theo một nghiên cứu từ các giáo sư của đại học Michigan, OLED đỏ và OLED xanh lá có thể có được độ sáng lên đến 10.000 cd/m2 nhưng OLED xanh lam lại không thể “sống lâu” và đặc biệt với độ sáng cao như vậy, nên giải pháp thông thường hay được áp dụng để giải nhiệt cho tấm nền và gia tăng tuổi thọ của tấm nền OLED đó là giảm độ sáng xuống hoặc gia tăng diện tích bề mặt, sao cho hai yếu tố này tương ứng nhau. Gần đây, công nghệ OLED xếp chồng hai lớp cũng giúp giải quyết vấn đề độ sáng và độ bền của tấm nền OLED, nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề của bóng OLED xanh lam.
PHOLED sẽ là một bước tiến tiếp theo của công nghệ OLED và nếu được áp dụng rộng rãi thì nó sẽ giúp cải thiện nhiều các vấn đề mà OLED hiện tại gặp phải, trong đó yếu tố tiết kiệm điện là yếu tố quan trọng với người dùng phổ thông. Hiện tại, UDC (Universal Display Corp.) công ty chuyên về nghiên cứu phát triển cũng như sản xuất vật liệu OLED đã công bố phát triển thành công PHOLED xanh làm và sẵn sàng đưa vào sản xuất hàng loạt. Đó là thông tin rất quan trọng cho LG Display và Samsung Display, hai nhà sản xuất tấm nền OLED quy mô lớn, quyết định có sử dụng vật liệu PHOLED mới này hay không.
Những dòng điện thoại Galaxy S Series và Galaxy Z Series dự kiến sẽ là những thiết bị đầu tiên được sử dụng công nghệ màn hình mới này. Trước đó, đã có những thông tin Samsung muốn ra mắt điện thoại màn hình PHOLED luôn năm sau, nhưng vì lý do kỹ thuật mà kế hoạch phải lùi lại thêm một năm.
PHOLED là một dạng của màn hình OLED, chiếu sáng bằng những diot phát sáng hữu cơ. Hiện tại, trên thị trường sử dụng hai loại vật liệu OLED phổ biến, thông dụng nhất là fluorescent OLED, còn hiếm thấy hơn là PHOLED (phosphorescent OLED).
Fluorescent OLED là loại vật liệu thông dụng trên TV, điện thoại, laptop ngày nay. So với tấm nền LCD, chúng vượt trội về độ tương phản và độ sâu tuyệt đối của màu đen, nhưng nhược điểm là tỏa nhiều nhiệt. Mỗi đơn vị năng lượng cung cấp cho Fluorescent OLED thì chỉ 25% tạo ra ánh sáng, còn 75% còn lại là nhiệt bị lãng phí.
Trong khi đó, PHOLED sẽ tạo ra nguồn sáng cao hơn nhiều, gần như 100% hiệu suất năng lượng, và không tỏa ra nhiệt.
PHOLED trên lý thuyết này sẽ vượt trội hơn nhiều so với Fluorescent OLED, nhưng vấn đề là để tổng hợp ra những vật liệu PHOLED chất lượng cao là không đơn giản, bởi nó cần có được phạm vi bước sóng lớn và tuổi thọ cao (ít nhất là hàng chục nghìn giờ chiếu sáng).
Theo một nghiên cứu từ các giáo sư của đại học Michigan, OLED đỏ và OLED xanh lá có thể có được độ sáng lên đến 10.000 cd/m2 nhưng OLED xanh lam lại không thể “sống lâu” và đặc biệt với độ sáng cao như vậy, nên giải pháp thông thường hay được áp dụng để giải nhiệt cho tấm nền và gia tăng tuổi thọ của tấm nền OLED đó là giảm độ sáng xuống hoặc gia tăng diện tích bề mặt, sao cho hai yếu tố này tương ứng nhau. Gần đây, công nghệ OLED xếp chồng hai lớp cũng giúp giải quyết vấn đề độ sáng và độ bền của tấm nền OLED, nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề của bóng OLED xanh lam.
PHOLED sẽ là một bước tiến tiếp theo của công nghệ OLED và nếu được áp dụng rộng rãi thì nó sẽ giúp cải thiện nhiều các vấn đề mà OLED hiện tại gặp phải, trong đó yếu tố tiết kiệm điện là yếu tố quan trọng với người dùng phổ thông. Hiện tại, UDC (Universal Display Corp.) công ty chuyên về nghiên cứu phát triển cũng như sản xuất vật liệu OLED đã công bố phát triển thành công PHOLED xanh làm và sẵn sàng đưa vào sản xuất hàng loạt. Đó là thông tin rất quan trọng cho LG Display và Samsung Display, hai nhà sản xuất tấm nền OLED quy mô lớn, quyết định có sử dụng vật liệu PHOLED mới này hay không.