Theo Báo cáo Thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu mới nhất của Gartner vừa công bố, FPT đứng trong Top 50 công ty dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) châu Á xét theo tiêu chí doanh thu.
Tính đến hiện nay, FPT là công ty công nghệ Việt Nam duy nhất có mặt trong top 50 công ty dịch vụ CNTT hàng đầu châu Á. Việc có tên trong bảng xếp hạng này một lần nữa khẳng định năng lực của FPT trong việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ toàn diện cho các khách hàng trên quy mô toàn cầu.
Cụ thể, theo báo cáo Gartner, với cột mốc hơn 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài trong năm 2023, FPT đã tăng 8 bậc so với xếp hạng năm trước, đứng trong Top 50 công ty của bảng xếp hạng các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu châu Á năm 2023. Còn trong bảng xếp hạng các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu thế giới 2023, FPT đã tăng 14 bậc so với bảng xếp hạng năm trước.
Theo FPT, tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài chủ yếu đến từ mảng dịch vụ chuyển đổi số, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây cũng là một trong những dịch vụ nổi bật nhất của FPT trên toàn cầu, với doanh thu năm 2023 tăng 45% so với cùng kỳ, tương đương 10.425 tỷ đồng. Trong đó, tất cả các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng tốt, đặc biệt thị trường Nhật Bản chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất với hơn 52% (tính theo đồng Yên Nhật), theo sát là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng 37,7%.
Năm 2023, FPT tiếp tục mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu thông qua việc mở liên tiếp các văn phòng mới tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia. Đồng thời, tập đoàn tiếp tục thực hiện các thương vụ đầu tư chiến lược và sáp nhập với các công ty Landing AI, Intertec International, Cardinal Peak và AOSIS, tăng cường quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu trong ngành như SAP, Microsoft, AWS, Salesforce và Adobe.
FPT cũng chú trọng nâng cao năng lực trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao như chăm sóc sức khỏe, ngân hàng – tài chính – bảo hiểm (BFSI), năng lượng, công nghệ ô tô (Automotive) đồng thời không ngừng đầu tư trong các mảng công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, BigData… Năng lực chuyên ngành cùng thế mạnh công nghệ là “vũ khí” để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn. Năm 2023, hồ sơ khách hàng của FPT lần đầu tiên có khách hàng đạt quy mô doanh số trên 200 triệu USD.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc FPT kiêm Tổng Giám đốc FPT Software chia sẻ: “Gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiệp tỷ đô trên toàn cầu, FPT kiên định với cam kết cung cấp các dịch vụ và giải pháp CNTT có giá trị cao cho khách hàng trên toàn cầu. Chúng tôi sẽ ‘tổng lực’ tập trung vào các lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như AI, công nghệ ô tô, chăm sóc sức khỏe, BFSI, năng lượng tái tạo và Chip bán dẫn.”
Trong quý 1 năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 20,6% và 19,5%. Trong năm 2024, FPT đặt mục tiêu tăng 17,5% doanh thu và 18,2% lợi nhuận trước thuế. Công ty cũng đặt mục tiêu bước lên đẳng cấp cao hơn với cột mốc 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.
Tính đến hiện nay, FPT là công ty công nghệ Việt Nam duy nhất có mặt trong top 50 công ty dịch vụ CNTT hàng đầu châu Á. Việc có tên trong bảng xếp hạng này một lần nữa khẳng định năng lực của FPT trong việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ toàn diện cho các khách hàng trên quy mô toàn cầu.
Cụ thể, theo báo cáo Gartner, với cột mốc hơn 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài trong năm 2023, FPT đã tăng 8 bậc so với xếp hạng năm trước, đứng trong Top 50 công ty của bảng xếp hạng các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu châu Á năm 2023. Còn trong bảng xếp hạng các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu thế giới 2023, FPT đã tăng 14 bậc so với bảng xếp hạng năm trước.
Theo FPT, tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài chủ yếu đến từ mảng dịch vụ chuyển đổi số, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây cũng là một trong những dịch vụ nổi bật nhất của FPT trên toàn cầu, với doanh thu năm 2023 tăng 45% so với cùng kỳ, tương đương 10.425 tỷ đồng. Trong đó, tất cả các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng tốt, đặc biệt thị trường Nhật Bản chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất với hơn 52% (tính theo đồng Yên Nhật), theo sát là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng 37,7%.
Năm 2023, FPT tiếp tục mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu thông qua việc mở liên tiếp các văn phòng mới tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia. Đồng thời, tập đoàn tiếp tục thực hiện các thương vụ đầu tư chiến lược và sáp nhập với các công ty Landing AI, Intertec International, Cardinal Peak và AOSIS, tăng cường quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu trong ngành như SAP, Microsoft, AWS, Salesforce và Adobe.
FPT cũng chú trọng nâng cao năng lực trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao như chăm sóc sức khỏe, ngân hàng – tài chính – bảo hiểm (BFSI), năng lượng, công nghệ ô tô (Automotive) đồng thời không ngừng đầu tư trong các mảng công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, BigData… Năng lực chuyên ngành cùng thế mạnh công nghệ là “vũ khí” để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn. Năm 2023, hồ sơ khách hàng của FPT lần đầu tiên có khách hàng đạt quy mô doanh số trên 200 triệu USD.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc FPT kiêm Tổng Giám đốc FPT Software chia sẻ: “Gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiệp tỷ đô trên toàn cầu, FPT kiên định với cam kết cung cấp các dịch vụ và giải pháp CNTT có giá trị cao cho khách hàng trên toàn cầu. Chúng tôi sẽ ‘tổng lực’ tập trung vào các lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như AI, công nghệ ô tô, chăm sóc sức khỏe, BFSI, năng lượng tái tạo và Chip bán dẫn.”
Trong quý 1 năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 20,6% và 19,5%. Trong năm 2024, FPT đặt mục tiêu tăng 17,5% doanh thu và 18,2% lợi nhuận trước thuế. Công ty cũng đặt mục tiêu bước lên đẳng cấp cao hơn với cột mốc 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.