VNR Content
Pearl
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển đem lại cho con người cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn nhưng cũng khiến chúng ta phải làm việc nhiều hơn. Áp lực từ công việc, cộng thêm những mối lo toan về gia đình, xã hội, dịch bệnh... khiến nhiều người bị khủng hoảng tâm lý, lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Khi gặp phải các vấn đề tinh thần này hoặc nghiêm trọng hơn, cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia, bạn nên tìm đến bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý hay một loại chuyên gia nào khác? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua loạt bài hai phần dưới đây.
Tâm thần học là thuật ngữ chỉ ngành y học đặc thù tập trung vào các nguyên nhân, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần hay tinh thần. Nói chung, lĩnh vực tâm thần học dựa trên ý tưởng là, các yếu tố sinh học (ví dụ như di truyền học) dẫn tới sự phát triển các triệu chứng sức khỏe cảm xúc và tinh thần. Các nhà tâm thần học nhận ra rằng các yếu tố môi trường và xã hội cũng có thể có vai trò nào đó, nhưng thông thường họ tiếp cận các triệu chứng sức khỏe tâm thần từ góc độ sinh học. Họ được đào tạo về nhiều lĩnh vực liên quan bao gồm: - di truyền học - hóa sinh - thần kinh học - tâm lý học - khoa học xã hội - tâm sinh lý (nghiên cứu các hậu quả của thuốc đến trạng thái và sức khỏe tâm thần) Tại Mỹ, các bác sĩ tâm thần có một trong hai bằng y khoa: MD (doctor of medicine) hoặc DO (doctor of osteopathic medicine, tương đương MD nhưng học thêm về điều trị cơ và xương). Họ cũng có những bằng cấp cao cấp từ bang cư trú và chuyên khoa tâm thần học. Sau khi có bằng bác sĩ, họ phải tham gia một kỳ thi viết để được cấp chứng chỉ hành nghề tại bang mà họ cư trú. Để được chứng nhận chuyên khoa (board certified), họ cần tham gia kỳ thi của Hội đồng Thần kinh học và Tâm thần học Hoa Kỳ và thi lại mỗi 10 năm để giữ được bằng chứng nhận. Các bác sĩ y khoa thực tập cũng cần hoàn thành 4 năm nội trú. Trong giai đoạn nội trú này, họ sẽ làm việc với bệnh nhân ở bệnh viện, bệnh nhân ngoại trú, học cách chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng thuốc, trị liệu và các phương pháp điều trị khác. Một số bác sĩ tâm thần có thể được đào tạo trong các lĩnh vực chuyên sâu như: - y học thuốc gây nghiện (addiction medicine) - tâm thần học người lớn và trẻ em - tâm thần học lão khoa - tâm thần học pháp lý - y học quản lý đau (pain medicine hay pain management) - y học giấc ngủ (sleep medicine, chuyên khoa về chẩn đoán và điều trị các rối loạn giấc ngủ) Công việc của bác sĩ tâm thần Bác sĩ tâm thần giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Họ được cấp giấy chứng nhận để cung cấp nghiệp vụ và sự chăm sóc sức khỏe tâm thần như bác sĩ y khoa. Họ sẽ xem bệnh án của bạn và đánh giá bất kỳ vấn đề cơ sở nào hay thuốc nào bạn đang dùng có đóng góp vào triệu chứng của bạn hay không. Bằng cấp y học của họ cũng cho phép họ ra y lệnh thực hiện các xét nghiệm y khoa và kê đơn thuốc để hiểu rõ hơn, điều trị các triệu chứng của bạn tốt hơn. Bác sĩ tâm thần có thể làm việc trong bất kỳ môi trường nào dưới đây: - phòng khám tư nhân - bệnh viện - bệnh viện tâm thần - trung tâm y khoa trường đại học - nhà dưỡng lão - trại giam - chương trình phục hồi - chương trình nhà tế bần Kế hoạch điều trị của bác sĩ tâm thần Khi bạn đến gặp bác sĩ tâm thần, họ sẽ bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi để có thêm thông tin về các triệu chứng sức khỏe tâm thần của bạn. Dưới đây là những gì sẽ xảy ra trong buổi gặp đầu tiên. Tùy theo triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể sử dụng các đánh giá tâm lý hoặc đề nghị các xét nghiệm phòng thí nghiệm (máu, nước tiểu, phân... gọi chung là lab test) nhất định để tìm ra cách chẩn đoán phù hợp. Các xét nghiệm y khoa như thử máu, EKG (đo điện tim) không thể xác định các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhưng các xét nghiệm này sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn về mặt y khoa. Các xét nghiệm cũng cung cấp thông tin về các mối quan tâm y khoa cơ bản sẽ gia tăng rủi ro của tác dụng phụ khi bạn dùng các loại thuốc nhất định. (đo điện tim-electrocardiogram, viết tắt EKG hoặc ECG là đồ thị theo dõi thay đổi của dòng điện trong tim) Sau khi chẩn đoán, bác sĩ tâm thần sẽ kê đơn thuốc hoặc đưa ra một cách điều trị khác, chuyển bạn tới một nhà trị liệu tâm lý để trị liệu trò chuyện, hoặc kết hợp cả hai. Bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc để điều trị: - rối loạn sợ hãi - rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - rối loạn lưỡng cực - trầm cảm nghiêm trọng - rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) - tâm thần phân liệt - rối loạn sử dụng chất gây nghiện (SUD, còn gọi là rối loạn sử dụng chất/thuốc) Dĩ nhiên, bạn có thể thích cố gắng giải quyết các triệu chứng của bạn bằng trị liệu hơn là dùng thuốc. Dù vậy, nếu bạn đang xoay sở với các triệu chứng nghiêm trọng, chuyên gia trị liệu của bạn có thể đề nghị bạn tham khảo một bác sĩ tâm thần để tìm hiểu các lựa chọn dùng thuốc.
Khi điều trị cho trẻ em, bác sĩ tâm thần sẽ bắt đầu bằng một xét nghiệm sức khỏe tâm thần toàn diện. Điều này sẽ giúp họ nhận ra các yếu tố then chốt bên dưới các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần hoặc phát triển thần kinh, bao gồm các yếu tố di truyền, gia đình, giáo dục, nhận thức, cảm xúc. Bác sĩ tâm thần có thể đề nghị một kế hoạch chữa trị bao gồm sự kết hợp nhiều phương pháp: trị liệu cá nhân, nhóm, gia đình; thuốc; tư vấn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác ở trường học, các tổ chức xã hội hoặc tổ chức cộng đồng. Bác sĩ tâm thần có thể cung cấp những phương pháp điều trị nào? Những loại thuốc mà một bác sĩ tâm thần có thể kê đơn bao gồm: thuốc chống trầm cảm thuốc chống rối loạn thần kinh thuốc ổn định trạng thái thuốc kích thích thuốc an thần Sau khi bạn dùng thuốc, bác sĩ tâm thần sẽ quản lý các triệu chứng của bạn để theo dõi dấu hiệu tiến triển cùng với bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn trải qua. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ thay đổi liều lượng hoặc kê thuốc khác. Đôi khi, bác sĩ tâm thần cũng sẽ ra y lệnh các xét nghiệm định kỳ để đảm bảo thuốc không ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch hoặc sức khỏe gan, thận, các cơ quan khác. Bác sĩ tâm thần cũng có thể kê đơn các loại hình điều trị khác như trị liệu bằng xung điện. Trị liệu bằng xung điện (electroconvulsive-ECT, còn gọi là sốc điện, điện châm) là một liệu pháp điều trị liên quan tới việc đưa dòng điện lên não. Bác sĩ tâm thần có thể đề nghị ECT cho bệnh trầm cảm nghiêm trọng và rối loạn lưỡng cực, khi các triệu chứng không đáp ứng với bất kỳ loại hình điều trị nào khác.
Các loại kích thích não khác Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) và kích thích từ xuyên sọ (TMS). Cả VNS và TMS đều có thể hỗ trợ các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng. Trong TMS, người ta đặt một cuộn dây lên da đầu bạn để truyền các xung từ tính đến bộ não. Trong VNS, người ta sẽ cấy một máy phát điện vào ngực bạn ở chỗ ngay phía dưới da để truyền các xung điện đến dây thần kinh phế vị. Trị liệu ánh sáng. Phương pháp này liên quan tới việc sử dụng ánh sáng nhân tạo để điều trị các triệu chứng trầm cảm. Trị liệu ánh sáng thường được đề nghị cho chứng trầm cảm theo mùa, đặc biệt là khi bạn sống ở nơi nào đó không nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. >> "Rối loạn đau buồn kéo dài" được coi là chứng bệnh tâm thần Nguồn: Healthline