Bộ Thương mại Mỹ đã hoàn thiện một quy định vào này 14/1, theo đó sẽ cấm nhập khẩu một số phần mềm và phần cứng của Trung Quốc liên quan đến ô tô kết nối vì lý do an ninh quốc gia. Quy định này về cơ bản là cấm xe hơi từ Trung Quốc.
"Ô tô ngày nay không chỉ là thép trên bánh xe, chúng là máy tính", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một thông cáo báo chí. "Chúng có camera, micrô, theo dõi GPS và các công nghệ khác được kết nối với internet".
"Thông qua quy định này, Bộ Thương mại đang thực hiện một bước cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ và bảo vệ quyền riêng tư của người Mỹ bằng cách ngăn chặn các đối thủ nước ngoài thao túng các công nghệ này để truy cập thông tin nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân", bà Gina Raimondo cho biết.
Pony.ai vận hành xe taxi robot tại nhiều thành phố ở Trung Quốc, cũng như ở California.
Lần đầu tiên được đề xuất vào tháng 9 năm ngoái, lệnh cấm này nhắm vào phần mềm và phần cứng trong hệ thống kết nối xe (cung cấp kết nối bên ngoài qua Bluetooth hoặc internet) và phần mềm trong hệ thống lái xe tự động.
Quy định này, cũng áp dụng cho xe từ Nga, sẽ có hiệu lực vào giữa tháng 3/2025. Các lệnh cấm phần mềm theo quy định sẽ bắt đầu áp dụng cho các mẫu xe năm 2027 trong khi các lệnh cấm phần cứng có hiệu lực đối với các mẫu xe năm 2030 hoặc năm 2029 đối với các mẫu xe không có năm sản xuất.
Theo tờ Nikkei, cổ phiếu của công ty công nghệ tự lái Trung Quốc Pony AI, đơn vị vận hành xe taxi robot tại California, đã giảm 2% tại thời điểm Bộ Thương mại Mỹ đưa ra công bố trên.
Quy định này không áp dụng cho các loại xe có trọng lượng hơn trên 4,5 tấn, đây là ranh giới chung giữa xe chở khách và xe thương mại. Điều đó có nghĩa là xe buýt điện do gã khổng lồ ô tô Trung Quốc BYD sản xuất và vận hành tại California sẽ không bị ảnh hưởng trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, theo thông cáo báo chí, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ có kế hoạch ban hành một quy định riêng giải quyết các loại xe thương mại được kết nối như xe tải và xe buýt trong "tương lai gần".
"Tôi biết rất nhiều về loại dữ liệu mà xe tự hành thu thập hoặc không thu thập, vì vậy tôi hơi nghi ngờ về lập luận về an ninh quốc gia", Paul Triolo, cố vấn của Albright Stonebridge Group tập trung vào chính sách công nghệ và Trung Quốc cho biết.
Ông cho biết một số nhà quan sát trong ngành và cựu quan chức chính phủ coi luật này là nỗ lực hoài nghi nhằm hạn chế xe điện Trung Quốc hơn nữa khỏi thị trường Mỹ để các nhà sản xuất ô tô trong nước có cơ hội cạnh tranh tốt hơn trong một lĩnh vực mà Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn.
Liên minh Đổi mới Ô tô, một nhóm vận động hành lang và thương mại có trụ sở tại Washington đại diện cho các nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm Toyota Motor, Honda Motor và Hyundai Motor, cho biết mặc dù có tương đối ít công nghệ trong chuỗi cung ứng xe kết nối đến Mỹ từ Trung Quốc, nhưng quy định này vẫn yêu cầu một số hãng sẽ phải tìm nhà cung cấp mới.
"Việc thay đổi chuỗi cung ứng phức tạp nhất thế giới không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Về mặt này, quy định cuối cùng tạo ra sự cân bằng tốt", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của nhóm John Bozzella cho biết trong một tuyên bố phản hồi về quy định của Bộ Thương mại Mỹ.
Quy định này là một phần trong hoạt động sôi nổi trong những tuần cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden, khi đưa ra nhiều quy định và hạn chế khác nhau liên quan đến các công nghệ quan trọng của Trung Quốc, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với chip AI.
Trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ đảo ngược một số chương trình nghị sự của Tổng thống Joe Biden, các nhà sản xuất ô tô không thể mạo hiểm không tuân thủ luật hiện hành, J. Philip Ludvigson, cựu giám đốc giám sát và thực thi tại Bộ Tài chính Mỹ, hiện đang làm việc tại công ty luật King & Spalding, cho biết.
"Vấn đề đối với ngành công nghiệp là những thay đổi cần có thời gian, kết quả không chắc chắn và thanh kiếm thực thi sẽ tiếp tục treo lơ lửng trên đầu họ", ông nói.
Ông Donald Trump đã nói rằng ông muốn ngăn chặn việc nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc nhưng sẽ mở cửa cho các nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất xe tại Mỹ.
"Ô tô ngày nay không chỉ là thép trên bánh xe, chúng là máy tính", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một thông cáo báo chí. "Chúng có camera, micrô, theo dõi GPS và các công nghệ khác được kết nối với internet".
"Thông qua quy định này, Bộ Thương mại đang thực hiện một bước cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ và bảo vệ quyền riêng tư của người Mỹ bằng cách ngăn chặn các đối thủ nước ngoài thao túng các công nghệ này để truy cập thông tin nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân", bà Gina Raimondo cho biết.
Pony.ai vận hành xe taxi robot tại nhiều thành phố ở Trung Quốc, cũng như ở California.
Lần đầu tiên được đề xuất vào tháng 9 năm ngoái, lệnh cấm này nhắm vào phần mềm và phần cứng trong hệ thống kết nối xe (cung cấp kết nối bên ngoài qua Bluetooth hoặc internet) và phần mềm trong hệ thống lái xe tự động.
Quy định này, cũng áp dụng cho xe từ Nga, sẽ có hiệu lực vào giữa tháng 3/2025. Các lệnh cấm phần mềm theo quy định sẽ bắt đầu áp dụng cho các mẫu xe năm 2027 trong khi các lệnh cấm phần cứng có hiệu lực đối với các mẫu xe năm 2030 hoặc năm 2029 đối với các mẫu xe không có năm sản xuất.
Theo tờ Nikkei, cổ phiếu của công ty công nghệ tự lái Trung Quốc Pony AI, đơn vị vận hành xe taxi robot tại California, đã giảm 2% tại thời điểm Bộ Thương mại Mỹ đưa ra công bố trên.
Quy định này không áp dụng cho các loại xe có trọng lượng hơn trên 4,5 tấn, đây là ranh giới chung giữa xe chở khách và xe thương mại. Điều đó có nghĩa là xe buýt điện do gã khổng lồ ô tô Trung Quốc BYD sản xuất và vận hành tại California sẽ không bị ảnh hưởng trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, theo thông cáo báo chí, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ có kế hoạch ban hành một quy định riêng giải quyết các loại xe thương mại được kết nối như xe tải và xe buýt trong "tương lai gần".
"Tôi biết rất nhiều về loại dữ liệu mà xe tự hành thu thập hoặc không thu thập, vì vậy tôi hơi nghi ngờ về lập luận về an ninh quốc gia", Paul Triolo, cố vấn của Albright Stonebridge Group tập trung vào chính sách công nghệ và Trung Quốc cho biết.
Ông cho biết một số nhà quan sát trong ngành và cựu quan chức chính phủ coi luật này là nỗ lực hoài nghi nhằm hạn chế xe điện Trung Quốc hơn nữa khỏi thị trường Mỹ để các nhà sản xuất ô tô trong nước có cơ hội cạnh tranh tốt hơn trong một lĩnh vực mà Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn.
Liên minh Đổi mới Ô tô, một nhóm vận động hành lang và thương mại có trụ sở tại Washington đại diện cho các nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm Toyota Motor, Honda Motor và Hyundai Motor, cho biết mặc dù có tương đối ít công nghệ trong chuỗi cung ứng xe kết nối đến Mỹ từ Trung Quốc, nhưng quy định này vẫn yêu cầu một số hãng sẽ phải tìm nhà cung cấp mới.
"Việc thay đổi chuỗi cung ứng phức tạp nhất thế giới không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Về mặt này, quy định cuối cùng tạo ra sự cân bằng tốt", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của nhóm John Bozzella cho biết trong một tuyên bố phản hồi về quy định của Bộ Thương mại Mỹ.
Quy định này là một phần trong hoạt động sôi nổi trong những tuần cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden, khi đưa ra nhiều quy định và hạn chế khác nhau liên quan đến các công nghệ quan trọng của Trung Quốc, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với chip AI.
Trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ đảo ngược một số chương trình nghị sự của Tổng thống Joe Biden, các nhà sản xuất ô tô không thể mạo hiểm không tuân thủ luật hiện hành, J. Philip Ludvigson, cựu giám đốc giám sát và thực thi tại Bộ Tài chính Mỹ, hiện đang làm việc tại công ty luật King & Spalding, cho biết.
"Vấn đề đối với ngành công nghiệp là những thay đổi cần có thời gian, kết quả không chắc chắn và thanh kiếm thực thi sẽ tiếp tục treo lơ lửng trên đầu họ", ông nói.
Ông Donald Trump đã nói rằng ông muốn ngăn chặn việc nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc nhưng sẽ mở cửa cho các nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất xe tại Mỹ.