ngocmai25tran
Pearl
Kinh tế toàn cầu vốn đang chao đảo vì tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng nóng. Giới quan sát cho rằng cú sốc giá dầu đã giáng cú đòn kép, khiến các chính phủ khó xoay xở.
Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng. Bloomberg nhận định giá dầu tăng cao sẽ giáng đòn kép vào nền kinh tế thế giới bằng cách thúc đẩy lạm phát và làm suy giảm triển vọng tăng trưởng.
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đang tìm cách kiểm soát lạm phát mà không làm chệch hướng phục hồi.
Trên thực tế, ngành công nghiệp năng lượng có thể hưởng lợi từ sự bùng nổ giá và sức ảnh hưởng của dầu mỏ đối với nền kinh tế thế giới. Nhưng phần còn lại sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn.
Sức mạnh chi tiêu sẽ bị siết chặt bởi giá thực phẩm, chi phí di chuyển và sưởi ấm đắt đỏ.
Giá dầu tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Ảnh: Bloomberg.
PMorgan Chase & Co. cảnh báo rằng nếu giá dầu tăng lên tới 150 USD/thùng, đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị chặn đứng, lạm phát tăng vọt lên hơn 7%, gấp 3 lần so với mục tiêu của các nhà chức trách.
"Cú sốc giá dầu đã làm trầm trọng hơn nữa những lo ngại về lạm phát", Bloomberg dẫn lời ông Peter Hooper - một quan chức FED kỳ cựu, hiện là Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Deutsche Bank AG - nhận định. "Khả năng tăng trưởng toàn cầu giảm tốc là rất cao", ông cảnh báo.
Giá dầu thô hiện cao hơn khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần thúc đẩy giá cả nói chung leo thang.
Nguyên nhân là nhu cầu di chuyển phục hồi sau khi các nước trên thế giới chấm dứt lệnh phong tỏa, nguồn cung bị thắt chặt và xung đột Nga-Ukraine.
Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô, mà còn châm ngòi cho các lệnh trừng phạt trả đũa của Mỹ.
“Thị trường dầu toàn cầu đang chờ một ‘chất xúc tác’ để tăng lên trên 100 USD/thùng. Dường như tình hình ở Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda (khu vực châu Mỹ) nhận định.
“Nếu hoạt động chuyển quân của Nga được xác nhận trong tuần tới, nỗi lo ngại về nguồn cung gián đoạn có thể đẩy giá dầu tăng 10%”, ông dự báo.
Thị trường đã có lúc hạ nhiệt nhờ những tiến triển trong thỏa thuận hạt nhân với Iran. Nhưng đà tăng vẫn mạnh mẽ. Chỉ hai năm trước, giá dầu có thời điểm rơi xuống dưới mức 0.
Hôm 10/2, OPEC cho biết đà phục hồi của tiêu thụ dầu có thể vượt dự báo nhờ vào hoạt động kinh tế và di chuyển được cải thiện.
"Giá dầu chắc chắn là một mối lo ngại", bà Vivian Lau - Phó chủ tịch Pacific Air Holdings - nhận định. "Giá dầu tăng vọt vào đúng thời điểm giá vận chuyển hàng không đang rất cao", bà nói thêm.
Các nhà kinh tế học cũng đang vẽ ra nhiều kịch bản. Goldman Sachs cho rằng giá dầu có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng trong quý III/2022.
Ngân hàng đầu tư Phố Wall ước tính giá tăng 50% sẽ kéo lạm phát lên trung bình 60 điểm cơ bản. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã nâng dự báo giá tiêu dùng toàn cầu tại các nước phát triển trong năm nay lên 3,9%.
Còn theo ông Mark Zandi - nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, giá dầu cứ tăng thêm 10 USD/thùng, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm vào năm sau đó.
"Lạm phát hiện ở mức cao nhất nhiều thập kỷ, chúng ta vẫn không thể đoán được tình hình sắp tới sẽ ra sao. Trong bối cảnh đó, giá năng lượng tăng sẽ là đòn chí mạng đối với nền kinh tế toàn cầu", các nhà kinh tế tại HSBC nhận định trong một báo cáo mới đây.
Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đến nay vẫn giữ lạm phát ở mức ổn định.
Tuy nhiên, nền kinh tế 1,4 tỷ dân vẫn tổn thương khi các hãng sản xuất đang chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào tăng cao và những lo ngại về tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Khi áp lực giá cả cao hơn dự tính, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang ưu tiên chống lạm phát hơn hỗ trợ nhu cầu.
Lạm phát Mỹ tăng cao nhất trong vòng 4 thập kỷ đã tạo cú sốc lan ra mọi lĩnh vực. Ngày càng nhiều nhà kinh tế tin rằng FED sẽ nâng lãi suất 7 lần trong năm nay, tức đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất so với những dự báo trước đó.
Nguồn: Zingnews
Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng. Bloomberg nhận định giá dầu tăng cao sẽ giáng đòn kép vào nền kinh tế thế giới bằng cách thúc đẩy lạm phát và làm suy giảm triển vọng tăng trưởng.
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đang tìm cách kiểm soát lạm phát mà không làm chệch hướng phục hồi.
Trên thực tế, ngành công nghiệp năng lượng có thể hưởng lợi từ sự bùng nổ giá và sức ảnh hưởng của dầu mỏ đối với nền kinh tế thế giới. Nhưng phần còn lại sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn.
Sức mạnh chi tiêu sẽ bị siết chặt bởi giá thực phẩm, chi phí di chuyển và sưởi ấm đắt đỏ.
Cú sốc giá dầu
Theo mô hình Shok của Bloomberg Economics, giá dầu tăng lên 100 USD/thùng vào cuối tháng này sẽ kéo lạm phát tại Mỹ và châu Âu tăng thêm 0,5 điểm phần trăm trong nửa cuối năm nay.PMorgan Chase & Co. cảnh báo rằng nếu giá dầu tăng lên tới 150 USD/thùng, đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị chặn đứng, lạm phát tăng vọt lên hơn 7%, gấp 3 lần so với mục tiêu của các nhà chức trách.
"Cú sốc giá dầu đã làm trầm trọng hơn nữa những lo ngại về lạm phát", Bloomberg dẫn lời ông Peter Hooper - một quan chức FED kỳ cựu, hiện là Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Deutsche Bank AG - nhận định. "Khả năng tăng trưởng toàn cầu giảm tốc là rất cao", ông cảnh báo.
Giá dầu thô hiện cao hơn khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần thúc đẩy giá cả nói chung leo thang.
Nguyên nhân là nhu cầu di chuyển phục hồi sau khi các nước trên thế giới chấm dứt lệnh phong tỏa, nguồn cung bị thắt chặt và xung đột Nga-Ukraine.
Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô, mà còn châm ngòi cho các lệnh trừng phạt trả đũa của Mỹ.
“Thị trường dầu toàn cầu đang chờ một ‘chất xúc tác’ để tăng lên trên 100 USD/thùng. Dường như tình hình ở Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda (khu vực châu Mỹ) nhận định.
“Nếu hoạt động chuyển quân của Nga được xác nhận trong tuần tới, nỗi lo ngại về nguồn cung gián đoạn có thể đẩy giá dầu tăng 10%”, ông dự báo.
Thị trường đã có lúc hạ nhiệt nhờ những tiến triển trong thỏa thuận hạt nhân với Iran. Nhưng đà tăng vẫn mạnh mẽ. Chỉ hai năm trước, giá dầu có thời điểm rơi xuống dưới mức 0.
Hôm 10/2, OPEC cho biết đà phục hồi của tiêu thụ dầu có thể vượt dự báo nhờ vào hoạt động kinh tế và di chuyển được cải thiện.
"Đòn chí mạng"
Nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá và khí đốt hiện đóng góp hơn 80% năng lượng cho thế giới. Cuộc khủng hoảng năng lượng giáng thêm đòn vào tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy chi phí lên cao, trì hoãn các đơn hàng nguyên liệu thô và thành phẩm."Giá dầu chắc chắn là một mối lo ngại", bà Vivian Lau - Phó chủ tịch Pacific Air Holdings - nhận định. "Giá dầu tăng vọt vào đúng thời điểm giá vận chuyển hàng không đang rất cao", bà nói thêm.
Các nhà kinh tế học cũng đang vẽ ra nhiều kịch bản. Goldman Sachs cho rằng giá dầu có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng trong quý III/2022.
Ngân hàng đầu tư Phố Wall ước tính giá tăng 50% sẽ kéo lạm phát lên trung bình 60 điểm cơ bản. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã nâng dự báo giá tiêu dùng toàn cầu tại các nước phát triển trong năm nay lên 3,9%.
Còn theo ông Mark Zandi - nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, giá dầu cứ tăng thêm 10 USD/thùng, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm vào năm sau đó.
"Lạm phát hiện ở mức cao nhất nhiều thập kỷ, chúng ta vẫn không thể đoán được tình hình sắp tới sẽ ra sao. Trong bối cảnh đó, giá năng lượng tăng sẽ là đòn chí mạng đối với nền kinh tế toàn cầu", các nhà kinh tế tại HSBC nhận định trong một báo cáo mới đây.
Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đến nay vẫn giữ lạm phát ở mức ổn định.
Tuy nhiên, nền kinh tế 1,4 tỷ dân vẫn tổn thương khi các hãng sản xuất đang chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào tăng cao và những lo ngại về tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Khi áp lực giá cả cao hơn dự tính, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang ưu tiên chống lạm phát hơn hỗ trợ nhu cầu.
Lạm phát Mỹ tăng cao nhất trong vòng 4 thập kỷ đã tạo cú sốc lan ra mọi lĩnh vực. Ngày càng nhiều nhà kinh tế tin rằng FED sẽ nâng lãi suất 7 lần trong năm nay, tức đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất so với những dự báo trước đó.
Nguồn: Zingnews