Cứ tưởng là đột phá công nghệ, tính năng này trên smartphone giờ không ai thèm dùng

Sạc ngược không dây, khi lần đầu được giới thiệu vào năm 2018 bởi Huawei, được kỳ vọng là một tính năng đột phá giúp người dùng chia sẻ năng lượng giữa các thiết bị di động một cách tiện lợi. Nhưng đến nay, tính năng này dần chìm vào quên lãng, hầu như chẳng ai sử dụng.
Về cơ bản, sạc ngược không dây cho phép một thiết bị, thường là smartphone, đóng vai trò như một đế sạc có thể sạc năng lượng cho thiết bị khác thông qua cảm ứng điện từ. Huawei P30 Pro, Samsung Galaxy S10, Xiaomi Mi 9 là những cái tên nổi bật đã trang bị công nghệ này tại thời điểm ra mắt.
Cứ tưởng là đột phá công nghệ, tính năng này trên smartphone giờ không ai thèm dùng
Mục đích ban đầu của sạc ngược không dây là giúp người dùng có thể "cấp cứu" cho những thiết bị như tai nghe không dây, smartwatch hoặc thậm chí điện thoại khác trong trường hợp khẩn cấp mà không tìm thấy nguồn sạc. Nó được kỳ vọng sẽ giúp sạc không dây trở nên phổ biến hơn, mở ra một kỷ nguyên mới về kết nối.
Nhưng sự thật là, tính năng này chưa bao giờ được người dùng ưa chuộng đến vậy. Nguyên nhân thì quá nhiều: hiệu suất sạc như thế này là quá chậm; quá trình truyền tải năng lượng không hiệu quả - không phải bạn "hy sinh" 30% pin thì máy kia sẽ nhận đủ 30% pin; việc phải đặt hai thiết bị sát nhau trong suốt quá trình sạc hóa ra chẳng hề tiện lợi chút nào. Tính năng này cũng chỉ có mặt trên các smartphone cao cấp, không phù hợp với số đông.
Cứ tưởng là đột phá công nghệ, tính năng này trên smartphone giờ không ai thèm dùng
Và suy cho cùng, sạc dự phòng vẫn là giải pháp tối ưu hơn hẳn. Các sạc dự phòng GaN ngày càng nhỏ, dễ dàng mang theo bên mình. Smartphone ngày nay cũng đều hỗ trợ sạc nhanh, cùng lắm sạc một tiếng đồng hồ là đầy pin rồi. Và dung lượng pin của các thiết bị di động nói chung cũng ngày càng được cải thiện, khác hẳn với 5 năm trước, nên sự hấp dẫn của sạc ngược không dây cũng giảm đi rất nhiều.
Bên cạnh sạc dự phòng, sạc không dây chuẩn Qi và công nghệ MagSafe của Apple cũng là những giải pháp thay thế đáng chú ý. Sạc Qi không chỉ hiệu suất cao hơn sạc ngược không dây mà còn mang đến sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng. Đa dạng đế sạc không dây Qi tương thích với nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh đến các phụ kiện điện tử khác. Trong khi đó, công nghệ MagSafe của Apple, với công suất lên đến 15W, không chỉ nhanh chóng và hiệu quả mà còn cung cấp một kết nối an toàn và chắc chắn, giúp người dùng tránh được những rủi ro như cháy nổ do quá nhiệt.
>>> Sạc dự phòng Anker PowerCore Select 10.000 mAh
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top