Cực khổ như nhân viên cứu hộ động vật: không thù lao chỉ có đam mê, đặt cược tính mạng vì tình yêu động vật

Từ việc đối mặt với những đám đông hung hãn đến trải qua nhiều đêm cô đơn trong rừng, đó là thế giới riêng dành cho những người cứu hộ động vật hoang dã ở Ấn Độ.
Tanay Juvekar đề nghị được ôm một con rắn chuột trong cuộc phỏng vấn với báo chí. Đó là loài không độc và có thể dễ dàng kiểm soát, nó cuộn quanh người Juvekar và không có phản ứng hung dữ nào với chàng kỹ sư 23 tuổi đến từ Mumbai. Sau lưng anh, những lùm cây ngập mặn dày đặc tạo nên giới hạn ven biển của thành phố, tràn ngập những sinh vật hấp dẫn khác.
Juvekar nói anh đã cứu con rắn khi nhận được cuộc gọi trợ giúp. Nó bị mắc vào lưới đánh cá trong nhiều giờ, hoàn toàn kiệt sức và mất nước vì nắng nóng. Juvekar là một nhà cứu hộ động vật hoang dã độc lập ở Ấn Độ, một trong số ít những người đam mê động vật. Anh và rất nhiều người đang giải cứu mọi loài, từ rắn, khỉ, cự đà cho đến báo hoa mai và tê giác đi lạc vào môi trường sống của con người.

Làm vì đam mê không thù lao, chỉ bằng tình yêu động vật

Vài năm trở lại đây khi có gió mùa, người dân địa phương đã phàn nàn về việc nhìn thấy một con cá sấu ở một trong những hồ cạn của Mumbai, cũng là một trong những hồ ô nhiễm nhất. Juvekar sau đó đã hợp tác với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận về động vật hoang dã, tìm cách dụ con bò sát ra khỏi hồ an toàn. Con cá sấu này sau đó đã được chuyển đến Vườn quốc gia Sanjay Gandhi gần đó.
Bí mật công việc cứu hộ động vật hoang dã ở Ấn Độ: làm không công, vất vả đủ đường, còn nguy hiểm đến cả tính mạng...


Giải cứu rắn hổ mang chúa
Juvekar nói công việc anh đang làm giống một cuộc chạy đua với thời gian. Ngay sau khi bạn nhận được một cuộc gọi, bạn phải bỏ lại mọi thứ đang làm và đến đó ngay lập tức. Chỉ cần chậm một phút cũng có nghĩa con vật sẽ bị giết bởi người dân địa phương đang lo lắng, kích động. Những người cứu hộ tự do như Juvekar thường không có mối liên hệ hay đứng trong bất kỳ tổ chức động vật hoang dã nào, cũng không nhận được khoản thù lao hay bồi thường nào cho công việc. Động lực duy nhất chỉ là tình yêu và sự trân quý với các loài vật.
Anh kể lại, khi nhìn thấy những người dân địa phương tức giận hành hạ một con rắn hoặc bất kỳ con vật nào khác đến chết, đều khiến trái tim anh rất đau đớn. Tuy nhiên, đối với những người làm công việc cao cả này, việc đối mặt với một đám đông giận dữ không bao giờ là điều dễ dàng. Vào năm 2019, một con gấu nâu Himalayan có nguy cơ tuyệt chủng đã bị một đám đông truy đuổi, rơi xuống mương và chết. Trước đó, vào năm 2016, một con hổ Bengal hoàng gia ở bang Assam đã bị người dân địa phương chặt xác, một số người đã nhổ móng và răng của nó sau cuộc tàn sát kinh hoàng. Đó là cách tiếp cận dã man và vi phạm các hướng dẫn cứu hộ do Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Ấn Độ đưa ra. Tuy nhiên, việc thu hẹp môi trường sống của động vật hoang dã, thiếu nhận thức về vai trò đóng góp của động vật cho thế giới, chỉ càng đồng nghĩa với gia tăng xung đột với con người.

Vòng lặp vô tận

Theo Arjun Kamdar, một nhà cứu hộ độc lập và là nhà nghiên cứu động vật ăn cỏ, từng có mối liên kết chặt chẽ với các cơ quan động vật hoang dã do chính phủ điều hành, hầu hết các nhà nghiên cứu độc lập đang thực hiện công việc được gọi là "cơ chế không". Họ rất thất vọng vì điều này cứ diễn ra hàng ngày bởi vấn đề mang tính hệ thống sâu sắc hơn nhiều.
Bí mật công việc cứu hộ động vật hoang dã ở Ấn Độ: làm không công, vất vả đủ đường, còn nguy hiểm đến cả tính mạng...


Giải cứu chú tê giác bị thương
Arjun Kamdar nói trách nhiệm lớn nhất của một người cứu hộ động vật hoang dã là xóa tan những huyền thoại và mê tín, được mọi người liên kết với rắn và các động vật hoang dã khác. Đồng thời, giải thích lý do sinh thái đằng sau việc chúng xuất hiện trong môi trường sống của con người. Arjun Kamdar cho biết luôn cố giải thích cho người dân hiểu nếu phát hiện một con rắn trong nhà, hầu hết là do tình cờ vì loài rắn thường biết rất rõ về khu vực này.
Thường thì trong các đợt gió mùa, mọi người thường được khuyên dọn các thùng rác mở và đồ đạc cũ ra khỏi sân sau của họ để xem xét. Những người cứu hộ cũng cũng lý giải thêm rằng "rắn hai đầu" không thực sự có cái đầu thứ hai - đó chỉ là đuôi của chúng có hình dạng giống một cái đầu. Một phản ứng tiến hóa chống lại những kẻ săn mồi.
Một trong những quy tắc cơ bản mà hầu hết người cứu hộ động vật hoang dã tuân theo, đặc biệt đối với rắn, là không bao giờ chuyển chúng đến một khu vực quá xa nơi chúng được tìm thấy. Ở các bang như Maharashtra và Telangana, điều này cũng được quy định nghiêm ngặt trong các quy tắc cứu hộ.
Có những trường hợp rắn đã tiếp xúc và gây hại cho con người. Rắn cạp nia cướp đi sinh mạng của gần 1,2 triệu người ở nước này hàng năm (cao nhất trên toàn cầu). Gần đây, rắn bị chính phủ liệt vào danh sách "loài xung đột". Tuy nhiên, thật khó để giải thích cho người dân về những trường hợp ngoài ý muốn như vậy. Nhưng nếu bạn giải cứu một con rắn ở Mumbai, thả cách đó nhiều hàng dặm trong một khu rừng hoang dã nào đó, cơ hội sống sót của nó rất nhỏ.

Sự kiên trì của những người yêu động vật

Ở bang Assam - khu vực có sự đa dạng sinh học, cách xa các đầm lầy ngập mặn của Mumbai - Samshul Ali - người đứng đầu dự án của Trung tâm Phục hồi và Bảo tồn Động vật Hoang dã thuộc Tổ chức Wildlife Trust of India (WTI) - đã sẵn sàng thực hiện phẫu thuật chỉnh hình trên một con báo. Ngoài việc khâu vết thương cho những con vật trong gần một thập kỷ, ông đã cứu khoảng 30 con báo hoa mai, 8 con hổ, 35 con voi, 25 con tê giác.
Bí mật công việc cứu hộ động vật hoang dã ở Ấn Độ: làm không công, vất vả đủ đường, còn nguy hiểm đến cả tính mạng...


Điều trị cho động vật bị thương
Mặc dù ông đã thực hiện giải cứu động vật với tư cách cá nhân trong một thời gian dài, nhưng nhiệm vụ chuyên nghiệp đầu tiên của ông cho WTI là một con voi và bầy con bị mắc kẹt trên một hòn đảo. Ngay sau đó, nhóm của ông phát hiện mẹ chúng đã chết. Chứng kiến những "đứa trẻ mồ côi" và được tận tay cho chúng bú sữa là một kỷ niệm mà họ luôn trân trọng. Sau đó, nhóm đã thả tất cả về tự nhiên.
Đối với những người cứu hộ, mong đợi một kết quả lý tưởng từ một cuộc giải cứu là một giấc mơ không tưởng. Bất kể cuộc gọi cứu hộ đó được phản ứng nhanh đến mức nào, một số loài động vật chắc chắn sẽ chết trước khi có sự trợ giúp. Trong những trường hợp khác, sự cô đơn đi kèm với công việc cũng có thể khiến bạn suy sụp.
Một nhà cứu hộ động vật đến từ bang Maharashtra, nói rằng anh ấy đang nỗ lực đoàn tụ những con báo mẹ với đàn con của chúng - ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải ngồi trước máy quay suốt đêm cho đến khi con báo mẹ đến. Tuy nhiên, anh ấy và các đồng nghiệp vẫn kiên trì.
Họ nói những điều họ làm giống một cơn say, bạn phải cô đơn trong rừng, không thể ngừng nghĩ về đàn con của loài nào đó có thể bị tổn thương nếu không được đoàn tụ với mẹ, hoặc bị người dân địa phương tấn công dã man. Một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất của Chavan là xác định dấu vết hổ trên xác trâu trong một khu bảo tồn, vì anh chưa bao giờ nhìn thấy hổ. Ban đầu, kiểm lâm rừng đã bỏ qua những quan sát đó vì cho rằng anh còn 'quá trẻ'. Vài ngày sau, anh nhận được cuộc gọi từ nhóm xác nhận những nhận định đã chính xác. Tất cả những gì anh đã làm là phân tích các vết cắn một cách tỉ mỉ và chính xác. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn dành cả cuộc đời để nghiên cứu về rừng rậm và các quy luật của nó.

Vẫn nên giữ khoảng cách với các động vật hoang dã

Suyash Keshari, một người thuyết trình về động vật hoang dã 26 tuổi, nhà làm phim và nhà bảo tồn, nói rằng những người cứu hộ động vật hoang dã đã lấp đầy một điểm quan trọng mà chính phủ để trống. Các nhân viên cứu hộ động vật hoang dã đến vì họ vui vẻ lấp đầy khoảng trống mà chính phủ đã tạo ra.
Bí mật công việc cứu hộ động vật hoang dã ở Ấn Độ: làm không công, vất vả đủ đường, còn nguy hiểm đến cả tính mạng...


Những người làm việc không được trả công
Theo nhiều cách, dường như có sự hiểu biết ngầm giữa chính phủ và lực lượng cứu hộ động vật hoang dã, xoay quanh các vấn đề có thể không phải lúc nào cũng vượt qua được rào cản pháp lý. Chẳng hạn, phổ biến nhất là tạo dáng với động vật được giải cứu trước máy ảnh, chia sẻ nó lên phương tiện truyền thông xã hội. Điều này được cho là bất hợp pháp ngoại trừ một số loài đặc biệt. Mặc dù không ai nghi ngờ gì về tình yêu dành cho động vật từ những người cứu hộ này, nhưng nên thể hiện mức độ "tôn trọng" nhất định với động vật trong bức ảnh.
Ông cũng nói rằng một số nhân viên cứu hộ tạo dáng với những con vật được giải cứu chỉ đơn giản để loại bỏ nỗi sợ hãi. Nhưng ngay cả khi đó, việc tạo dáng với rắn độc thì không có lý do gì để biện minh. Chính phủ biết nếu họ bắt đầu phạt và bỏ tù tất cả, hầu như không còn lại ai cả.
Trên hết, Keshari hy vọng người cứu hộ được trả công xứng đáng và đoàn kết với nhau để tất cả hiểu giá trị thực từ công việc đang làm. Họ đang cung cấp một dịch vụ chuyên nghiệp, nhân đạo và phải được trả công cho những gì họ làm. “Việc giải cứu một con voi không hề dễ dàng và có thể mất tới ba đến bốn giờ đồng hồ. Thời gian là tiền bạc. Trước tiên, họ phải lái xe hàng giờ đồng hồ và tiêu tốn nhiên liệu, bộ dụng cụ chống nọc độc và các công cụ khác cần thiết. Chúng ta cần có cách tiếp cận mang tinh thần kinh doanh xã hội đối với những người cứu hộ động vật hoang dã, đó là cách duy nhất để họ được tôn trọng."


>>>Nữ kỹ sư phần mềm thiết kế AI, để giám sát "hoàng thượng"

Nguồn Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top