Cung Hoàng Đạo và Chòm sao Hoàng Đạo

12 cung Hoàng Đạo được nhắc đến trong chiêm tinh có mối liên hệ khá chặt chẽ với cách mà Trái Đất di chuyển trên bầu trời. Bạn có thể nghĩ rằng ngày trong tử vi tương ứng với thời điểm Mặt Trời đi qua mỗi chòm sao, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chiêm tinh học và Thiên văn học là hai hệ thống khác nhau, thêm nữa, việc tính toán chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời và các vì sao cho thấy đường Hoàng Đạo phức tạp hơn ta tưởng rất nhiều.
Cung Hoàng Đạo và Chòm sao Hoàng Đạo
Các chòm sao - không giống như các cung hoàng đạo ở chỗ là chúng không có kích thước bằng nhau, thời gian mà Mặt Trời đi qua các chòm sao phụ thuộc vào kích thước của chòm sao đó. Năm 1930 Hiệp hội thiên văn quốc tế đã chính thức hóa các chòm sao thành các vùng trên bầu trời, không chỉ là các ngôi sao tạo nên chòm đó. Qua đó, ranh giới của các chòm sao được xác định rõ ràng, các chòm sao hiện đại này phần lớn bắt nguồn từ các chòm sao mà nhà thiên văn học cổ đại Ptolemy đưa ra vào thế kỷ thứ II. Với ranh giới mới hiện tại, thì thực tế có 13 chòm sao nằm dọc theo đường đi của Mặt Trời, và chòm sao thứ 13 này chính là Xà Phu (Ophiuchus) nằm giữa Nhân Mã và Bọ Cạp. Trong khi các cung hoàng đạo vẫn cố định với 12 cung. Mặc dù cung hoàng đạo không phải là một nền tảng uy tín để dự đoán tình yêu, tiền bạc và sức khỏe, nhưng nó cũng là một công cụ tuyệt vời để hiểu rõ hơn về chuyển động của Mặt Trời, Trái Đất và thậm chí cả nền văn hóa trong quá khứ trên hành tinh của chúng ta. Các cung hoàng đạo dù bị biến tướng nhưng chúng nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc khiêm tốn của Thiên văn học. Nguồn: Vật lý thiên văn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top