Cuộc chạm mặt lịch sử giữa con người và bạch tuộc chăn cực hiếm

nhhgiap

Pearl
Mới đây, có một video đã ghi lại cảnh tượng chạm mặt lịch sử giữa con người và loài bạch tuộc cực hiếm màu đỏ tươi. gần rạn san hô Great Barrier, đông bắc Australia. Cuộc chạm mặt được đưa tin lần đầu bởi hãng tin địa phương nước Úc, Bundaberg Now. Sinh vật này sau đó được xác định là loài bạch tuộc chăn (blanket octopus), tên gọi xuất phát từ lớp áo choàng thịt giống hình dạng một tấm chăn giữa cánh tay của nó.
Cuộc chạm mặt lịch sử giữa con người và bạch tuộc chăn cực hiếm
Trong khi đang lặn ở ngoài khơi đảo Lady Elliot ở Queensland vào ngày 6/1, Jacinta Shackleton, một nhà sinh vật học biển và hướng dẫn viên rạn san hô, tình cờ bắt gặp loài bạch tuộc này. Cô đã quay phim và chụp ảnh nó ngay lập tức.
"Lần đầu tiên nhìn thấy nó, tôi nghĩ đó có thể là một con cá non có vây dài, nhưng khi tiến lại gần, tôi nhận thấy đó là loài bạch tuộc chăn. Tôi đã rất bất ngờ và vui mừng vì đây là loài bạch tuộc cực hiếm”, Shackleton nói với Bundaberg Now.
Theo Great Barrier Reef Foundation - tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để bảo vệ rạn san hô, bạch tuộc chăn là loài hiếm gặp trong chi Tremoctopus. Shackleton bắt gặp con bạch tuộc chăn cái này ở vùng nước nông, một vị trí rất hiếm vì loài này chủ yếu sống ở đại dương.
“Màu sắc tấm áo choàng của nó rất đặc biệt. Tôi hoàn toàn bị hớp hồn khi quan sát cô nàng bơi lội trong làn nước xanh”, cô nói. Chỉ có những con bạch tuộc chăn cái mới có áo choàng, chúng có thể gỡ bộ phần này ra để đánh lạc hướng hoặc tấn công kẻ thù tự nhiên.


Con cái cũng lớn hơn rất nhiều con đực, dài khoảng 2 mét. Đây là một trong những loài có kích thước giữa 2 giới cách biệt lớn. Với kích thước chênh lệch nhiều như vậy, nếu muốn sinh sản với con cái, con đực phải tách bỏ heocotylus - bộ phận cánh tay được biến đổi của con đực - để chuyển tinh trùng đến con cái.
Ngoài khả năng sinh sản kỳ lạ trên, bạch tuộc chăn còn được biết đến cách thức săn mồi đặc biệt: xé xúc tu của một con sứa độc và sử dụng nó như một vũ khí để tấn công con mồi.
“Những tấm ảnh về loài mực này thường đến từ cá thể nuôi nhốt. Tôi thấy bản thân rất may mắn khi bắt gặp một con trong môi trường tự nhiên, và có điều kiện để quay chụp lại khoảnh khắc hiếm có này”, cô chia sẻ với Bundaberg Now.
Nguồn:
Science Alert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top