Hoàng Anh
Writer
Từng nổi tiếng với ngành công nghiệp thể hình phát triển mạnh mẽ, Hàn Quốc đang chứng kiến làn sóng đóng cửa chưa từng có của các phòng gym, bất chấp văn hóa tập thể hình ngày càng phổ biến trên mạng xã hội. Tình trạng này đặt ra nhiều lo ngại về sự bất ổn tài chính của ngành và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thông thường, khi sang nhượng phòng gym tại Hàn Quốc, chủ cũ sẽ thu thêm phí chuyển nhượng để chủ mới tiếp quản khách hàng và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều chủ phòng gym phải từ bỏ cơ sở kinh doanh mà không thể thu phí chuyển nhượng, cho thấy tình trạng tài chính khó khăn của ngành. Một chủ phòng gym giấu tên chia sẻ: “Trung tâm của tôi thậm chí không thể tính phí chuyển nhượng vì gặp quá nhiều rắc rối. Đa số không trụ được hai năm”.
Nhiều phòng gym đã đóng cửa nhưng vẫn bị khách hàng tố cáo lừa đảo vì thu trước phí thành viên cho cả năm, có khi lên đến hàng triệu won, rồi đột ngột ngừng hoạt động. Một số cơ sở chấp nhận hoàn tiền, nhưng số khác "lặn mất tăm", khiến khách hàng rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Tháng trước, một phòng gym nổi tiếng ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đột ngột đóng cửa, khiến hàng trăm khách hàng đã thanh toán trước phí cả năm hoang mang. Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại tỉnh này vào tháng 11/2024. Theo Hiệp hội Người tiêu dùng Hàn Quốc, tính đến tháng 9/2024, đã có 2.521 người bị lừa đảo khi thanh toán trước phí tập thể hình mà không được hoàn tiền, tăng so với 2.406 người vào năm 2021.
Ngoài những khó khăn kinh tế chung, ngành công nghiệp thể hình ở Hàn Quốc còn đang chìm trong cuộc chiến giá cả. Các chuỗi phòng gym lớn tung ra các gói khuyến mãi hấp dẫn với mức phí thành viên rất thấp, chỉ từ 10.000-20.000 won/tháng (khoảng 7-14 USD). Điều này khiến các phòng tập nhỏ lẻ không thể cạnh tranh, buộc phải đóng cửa vì ế ẩm.
Luật sư Kwak Jun-ho cảnh báo rằng nhiều cơ sở thể dục có thể tung ra các chương trình khuyến mãi giá sốc, sau đó nhanh chóng đóng cửa mà không hoàn tiền cho khách hàng. Ông khuyến cáo: "Nếu một trung tâm đột ngột giảm giá thành viên xuống mức quá thấp, rất có thể đó là dấu hiệu đáng ngờ".
Tình trạng khó khăn của ngành thể hình Hàn Quốc là hồi chuông cảnh báo về sự cạnh tranh khốc liệt, vấn đề quản lý tài chính yếu kém và nguy cơ lừa đảo nhắm vào người tiêu dùng. Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng, đồng thời nâng cao nhận thức của khách hàng để tránh rơi vào bẫy của những phòng gym "ma".
Làn sóng đóng cửa kỷ lục
Chỉ trong năm 2024, 553 phòng gym tại Hàn Quốc đã ngừng hoạt động, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là con số cao kỷ lục kể từ khi dữ liệu được ghi nhận vào năm 1990. Đáng chú ý, con số này còn cao hơn cả giai đoạn đại dịch Covid-19 - thời điểm chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Năm 2020 ghi nhận 430 cơ sở đóng cửa và năm 2021 là 402. Chỉ riêng tháng đầu năm 2025, đã có ít nhất 36 trung tâm phải ngừng hoạt động.Thông thường, khi sang nhượng phòng gym tại Hàn Quốc, chủ cũ sẽ thu thêm phí chuyển nhượng để chủ mới tiếp quản khách hàng và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều chủ phòng gym phải từ bỏ cơ sở kinh doanh mà không thể thu phí chuyển nhượng, cho thấy tình trạng tài chính khó khăn của ngành. Một chủ phòng gym giấu tên chia sẻ: “Trung tâm của tôi thậm chí không thể tính phí chuyển nhượng vì gặp quá nhiều rắc rối. Đa số không trụ được hai năm”.
Khách hàng tố cáo lừa đảo, thu tiền trước rồi "biến mất"
Nhiều phòng gym đã đóng cửa nhưng vẫn bị khách hàng tố cáo lừa đảo vì thu trước phí thành viên cho cả năm, có khi lên đến hàng triệu won, rồi đột ngột ngừng hoạt động. Một số cơ sở chấp nhận hoàn tiền, nhưng số khác "lặn mất tăm", khiến khách hàng rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Tháng trước, một phòng gym nổi tiếng ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đột ngột đóng cửa, khiến hàng trăm khách hàng đã thanh toán trước phí cả năm hoang mang. Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại tỉnh này vào tháng 11/2024. Theo Hiệp hội Người tiêu dùng Hàn Quốc, tính đến tháng 9/2024, đã có 2.521 người bị lừa đảo khi thanh toán trước phí tập thể hình mà không được hoàn tiền, tăng so với 2.406 người vào năm 2021.
Cạnh tranh khốc liệt và khuyến mãi "giá sốc"
Ngoài những khó khăn kinh tế chung, ngành công nghiệp thể hình ở Hàn Quốc còn đang chìm trong cuộc chiến giá cả. Các chuỗi phòng gym lớn tung ra các gói khuyến mãi hấp dẫn với mức phí thành viên rất thấp, chỉ từ 10.000-20.000 won/tháng (khoảng 7-14 USD). Điều này khiến các phòng tập nhỏ lẻ không thể cạnh tranh, buộc phải đóng cửa vì ế ẩm.
Luật sư Kwak Jun-ho cảnh báo rằng nhiều cơ sở thể dục có thể tung ra các chương trình khuyến mãi giá sốc, sau đó nhanh chóng đóng cửa mà không hoàn tiền cho khách hàng. Ông khuyến cáo: "Nếu một trung tâm đột ngột giảm giá thành viên xuống mức quá thấp, rất có thể đó là dấu hiệu đáng ngờ".
Tình trạng khó khăn của ngành thể hình Hàn Quốc là hồi chuông cảnh báo về sự cạnh tranh khốc liệt, vấn đề quản lý tài chính yếu kém và nguy cơ lừa đảo nhắm vào người tiêu dùng. Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng, đồng thời nâng cao nhận thức của khách hàng để tránh rơi vào bẫy của những phòng gym "ma".