Đã có thể truyền hình ảnh trực tiếp đến não, bỏ qua cả mắt nhìn

Một người phụ nữ tại Tây Ban Nha bị mất thị lực do tiến triển nhanh chóng của một tình trạng bệnh lý, đã ảnh hưởng xấu đến thần kinh thị giác. Với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu, cô đã cấy những điện cực nhỏ vào phần vỏ não phụ trách thị giác. Nhờ đó, đạt được bước tiến đầu tiên sau 16 năm trong công cuộc khôi phục thị giác… mà không cần dùng đến đôi mắt.
Đã có thể truyền hình ảnh trực tiếp đến não, bỏ qua cả mắt nhìn
Thế giới của Berna Gomez đã hoàn toàn đảo lộn kể từ khi được chẩn đoán mắc chứng độc thị thần kinh năm 42 tuổi. Căn bệnh phát triển nhanh chóng và tấn công hệ thần kinh thị giác, khiến giáo viên bộ môn khoa học này mất hoàn toàn thị lực chỉ sau vài ngày. Nhờ có các nhà khoa học đến từ Đại học Utah và Đại học Miguel Hernandez tại Tây Ban Nha, cô giáo Gomez giờ đây đã có cơ hội khôi phục lại khả năng nhìn của mình.
Bước đột phá khoa học này nhờ vào một thiết bị cấy ghép có tên Moran|Cortivis Prosthesis. Thiết bị này có chứa 96 điện cực được cấy ghép trực tiếp vào vỏ não thị giác của bệnh nhân. Sau khi đã cấy ghép thành công, các điện cực có thể kích thích theo các tổ hợp cụ thể để gửi “hình ảnh” trực tiếp đến tâm trí của bệnh nhân.
Đã có thể truyền hình ảnh trực tiếp đến não, bỏ qua cả mắt nhìn
Theo Tạp chí Điều tra Lâm sàng, thiết bị cấy ghép đã truyền tải thành công các loại hình ảnh khác nhau, từ đốm sáng, đường thẳng cho đến các chữ cái viết hoa và viết thường.
Thành tựu này là một bước tiến lớn trong việc khôi phục lại thị giác. Khác với phẫu thuật cấy ghép võng mạc, kỹ thuật này tiên tiến hơn nhờ vào hoàn toàn bỏ qua hệ thần kinh thị giác. Thay vào đó, truyền thông tin trực tiếp đến trung tâm xử lý hình ảnh của não bộ. Việc kích thích trực tiếp cho phép não bộ tiếp nhận hình ảnh bất kể tình hình của hệ thần kinh thị giác ra sao.
Các điện cực siêu nhỏ có tên là Utah Electrode Array không phải một công nghệ mới. Những điện cực 4mm này được sản xuất từ năm 2006 trong một chương trình hợp tác giữa Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) với các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Utah.
Nghiên cứu này tập trung vào phát triển và đánh giá một giao diện thần kinh ngoại vi cho phép các chi giả có thể cử động chỉ bằng suy nghĩ. Năm 2019, nhóm kỹ sư y sinh của Đại học Utah đã ứng dụng thành công Utah Electrode Array trong cánh tay giả để bệnh nhân có thể “cảm nhận” được thông qua chi giả.
Theo TechSpot
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top