Đại dự án bán dẫn Trung Quốc vừa được bơm thêm 5,3 tỷ USD đầu tư

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Một dự án xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn khổng lồ do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn ở phía đông đất nước tỷ dân đã huy động được thêm 39 tỷ nhân dân tệ (5,3 tỷ USD) khi nền kinh tế số 2 thế giới đang cố gắng tự chủ về bán dẫn.
Đại dự án bán dẫn Trung Quốc vừa được bơm thêm 5,3 tỷ USD đầu tư
Changxin Xinqiao Storage Technology, công ty bán dẫn có trụ sở tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy của Trung Quốc sẽ vận hành nhà máy trị giá 150 tỷ nhân dân tệ (20,6 tỷ USD), gần đây đã huy động thêm được khoản đầu tư, theo thông tin của công ty nghiên cứu Qichacha.
Công ty đầu tư công nghiệp mạch tích hợp Trung Quốc (China Integrated Circuit Industry Investment - CICII), một đơn vị được nhà nước hậu thuẫn giúp phát triển lĩnh vực chip của quốc gia, là nhà đầu tư chính trong khoản đầu tư mới vào Changxin Xinqiao Storage Technology. Công ty CICII còn được gọi là "Big Fund" nắm giữ 33% cổ phần của Changxin Xinqiao.
Changxin Xinqiao sẽ sử dụng khoản đầu tư này để đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy, trong khi Bắc Kinh đang nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn riêng nhằm tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Washington gia tăng.
Theo truyền thông Trung Quốc, Changxin Xinqiao có kế hoạch sản xuất DRAM được sử dụng trong máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác. Công ty đã bắt đầu đấu thầu thiết bị cho nhà máy mới và sẽ đẩy nhanh quá trình mua sắm cũng như các thủ tục khác nhờ khoản tiền đến từ đợt cấp vốn mới nhất. Các nguồn tin nói với tờ Nikkei rằng nhà máy mới đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất hàng loạt trong vòng ba năm tới.
Hợp Phì cũng là nơi đặt cơ sở sản xuất của ChangXin Memory Technologies (CXMT), một công ty bán dẫn lớn sản xuất DRAM. CXMT có cổ phần trong một công ty nắm giữ cổ phần lớn nhất của Changxin Xinqiao.
Changxin Xinqiao đã khởi động dự án xây dựng nhà máy DRAM ở Hợp Phì vào năm 2019 với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Công ty này đưa ra chính sách sử dụng thiết bị sản xuất chất bán dẫn do Trung Quốc sản xuất và có kế hoạch mua thiết bị liên quan từ Tập đoàn công nghệ Naura, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất Trung Quốc và các công ty khác.
Là một phần trong nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Trung Quốc, Big Fund vào tháng 2 đã đầu tư thêm 13 tỷ nhân dân tệ (1,78 tỷ USD) vào Yangtze Memory Technologies (YMTC), công ty xử lý bộ nhớ flash NAND được sử dụng trong điện thoại thông minh và các thiết bị khác.
Khoảng 8 năm trước, Bắc Kinh đã công bố chính sách "Made in China 2025" nhằm nuôi dưỡng các ngành công nghệ cao, coi chất bán dẫn là ưu tiên hàng đầu. Big Fun được thành lập trong các cuộc thảo luận về chính sách đó và đã trở thành người tiên phong trong việc phát triển chất bán dẫn trong nước, đầu tư khoảng 140 tỷ nhân dân tệ vào giai đoạn tài trợ đầu tiên và khoảng 200 tỷ nhân dân tệ trong giai đoạn thứ hai hiện tại.
Sử dụng tiền từ Big Fund, chính phủ Trung Quốc đã giúp nuôi dưỡng ba công ty bán dẫn sản xuất chip nhớ gồm YMTC, CXMT và Công ty Mạch tích hợp Phúc Kiến Kim Hoa (Fujian Jinhua Integrated Circuit) ở tỉnh Phúc Kiến.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã gây khó khăn cho việc nhập khẩu các loại thiết bị sản xuất chất bán dẫn mới, trong khi dòng chảy các kỹ sư Mỹ rời đi cũng đang phủ bóng đen lên lĩnh vực này.
Từ tháng 10 năm ngoái, Washington đã cấm các công ty Mỹ vận chuyển một số loại thiết bị chip tiên tiến cho bất kỳ khách hàng Trung Quốc nào mà không có giấy phép. Mỹ đã tăng cường những hạn chế về thiết bị phục vụ sản xuất bán dẫn vào tháng trước.
Theo các nguồn tin trong ngành, Bắc Kinh đang xem xét giai đoạn đầu tư thứ ba của Big Fund sau khi giai đoạn thứ hai hoàn thành. Nguồn tài trợ trong giai đoạn thứ ba có thể đạt 300 tỷ nhân dân tệ (41,2 tỷ USD), vượt qua các mức trước đó.
Các công ty nghiên cứu trong và ngoài nước ước tính tỷ lệ tự cung cấp chất bán dẫn của Trung Quốc ở mức 20% đến 40%. Chip đã trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này, vượt qua dầu thô.
>> Chuyện chưa từng xảy ra ở Trung Quốc: Hai đối thủ không đội trời chung Alibaba và Tencent lập liên minh
>> Trung Quốc lại vừa có “bước nhảy vọt công nghệ bất ngờ” về chip nhớ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top