Đài Loan dừng vận chuyển CPU có xung nhịp trên 25MHz tới Nga và Belarus

Kể từ bây giờ, các cơ quan tổ chức của Nga và Belarus chỉ có thể mua các CPU hoạt động ở tốc độ dưới 25MHz và cung cấp hiệu năng tối đa lên đến 5 GFLOPS từ những công ty Đài Loan. Về cơ bản, điều này sẽ khiến 2 quốc gia này không thể tiếp cận mọi công nghệ hiện đại, bao gồm cả vi điều khiển cho những thiết bị phức tạp.
Đài Loan dừng vận chuyển CPU có xung nhịp trên 25MHz tới Nga và Belarus
Do nhiều hạn chế trong việc xuất khẩu sang Nga của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu, các công ty hàng đầu tại Đài Loan là những cái tên đầu tiên ngừng hợp tác với Nga sau khi quốc gia này bắt đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine vào hồi cuối tháng 2. Mới đây, Bộ Kinh tế Đài Loan (MOEA) đã chính thức công bố danh sách các sản phẩm công nghệ cao bị cấm xuất khẩu sang Nga và Belarus. Điều này ngăn chặn mọi loại thiết bị công nghệ cao do Đài Loan sản xuất cũng như những công cụ dùng để sản xuất chip (cho dù chúng có sử dụng các công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, Anh, Châu Âu, vốn đã nằm trong hạn chế) được xuất khẩu sang quốc gia có lãnh thổ Á – Âu này.
Các mặt hàng bị cấm xuất khẩu sang Nga và Belarus được phân loại theo Loại 3 đến Loại 9 trong Thỏa thuận Wassenaar, bao gồm thiết thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, cảm biến, laser, thiết bị định vị, công nghệ hàng hải, điều hướng, điện tử hàng không, động cơ phản lực và một số hạng mục khác.
Kể từ khi thỏa thuận được 42 quốc gia thông qua vào giữa những năm 1990, các hạn chế có vẻ còn hơi xưa cũ đối với máy tính và thiết bị điện tử, nhưng điều này thực sự trở nên khốc liệt đối với Nga và Belarus (quốc gia từng giúp đỡ nước láng giềng của mình về những giải pháp xung quanh các biện pháp trừng phạt).
Theo thông tin của DigiTimes, bắt đầu từ hôm nay, các thực thể của Nga không thể mua những con chip đáp ứng một trong các điều kiện sau từ các công ty Đài Loan:
- Có hiệu năng 5 GFLOPS. Để dễ hình dùng, chiếc máy console PlayStation 2 của Sony ra mắt vào năm 2000 có hiệu năng cao nhất khoảng 6,2 GFLOPS FP32.
- Hoạt động ở mức 25GHz hoặc cao hơn.
- Có ALU rộng hơn 32 bit.
- Có kế nối bên ngoài với tốc độ truyền dữ liệu từ 2,5MB/s trở lên.
- Có hơn 144 chân.
- Có thời gian trễ lan truyền cổng cơ bản dưới 0,4 nano giây.
Ngoài việc không thể mua chip từ các công ty Đài Loan, những thực thể Nga sẽ không thể mua bất kỳ thiết bị sản xuất chip nào từ Đài Loan, bao gồm máy quét, kính hiển vi điện tử quét cùng tất cả các loại công cụ bán dẫn khác có thể được sử dụng để sản xuất chip trong nước hoặc thực hiện kỹ thuật đảo ngược (điều mà Nga đặt rất nhiều kỳ vọng).
Nói về việc sản xuất chip ở Nga, điều thú vị là MCST – nhà phát triển CPU Elbrus – đang đàm phán với nhà sản xuất chip Mikron của Nga để sản xuất bộ vi xử lý trong nước. Con chip Elbrus tiên tiến nhất của MSCT được sản xuất dựa trên công nghệ tiến trình 16nm của TSMC. Ngược lại, tiến trình tiên tiến nhất của Mikron lại là 90nm.
Hơn nữa, nếu không có các công cụ cũng như phụ tùng thay thế, liệu vẫn chưa rõ nhà sản xuất có thể bắt đầu sản xuất số lượng lớn CPU Elbrus với tiến trình 90nmm của mình hay không, và liệu một tiến trình tiên tiến hơn có thể được sử dụng tại các fab của Mikron hay không.
Nguồn: Tom’s Hardware
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top