Dân công nghệ Trung Quốc: tìm việc chưa bao giờ khó đến thế này

D
Đăng Khoa
Phản hồi: 0
Covid-19 tấn công vào Bắc Kinh khiến tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, các tập đoàn công nghệ lớn phải sa thải hàng loạt nhân viên.
Dân công nghệ Trung Quốc: tìm việc chưa bao giờ khó đến thế này
Becky Sun đã gửi CV đến gần khoảng 80 công ty kể từ khi bị sa thải khỏi một tập đoàn công nghệ có quy mô trung bình ở Bắc Kinh vào đầu năm. Người quản lý cũ khi đó đã đề nghị cắt giảm 50% lương hoặc cô sẽ phải bị thôi việc, kết quả là cô quyết định nghỉ việc. Sau khi nộp đơn vào nhiều công ty khác nhau và trải qua hơn 20 cuộc phỏng vấn, cô vẫn không thể tìm được công việc mong muốn do lương quá thấp hoặc bị từ chối. "Rất khó để đạt được mức lương hoặc vị trí như ở công ty cũ. Thị trường đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất", Sun cho biết.
Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đã phải hứng chịu một loạt các quy định kiểm soát nghiêm ngặt khi Chủ tịch Tập Cận Bình ra sức kiềm chế quy mô và phạm vi hoạt động của họ. Kết quả là nhiều công ty phải thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự,… dẫn đến thị trường công nghệ thiệt hại hơn 2 tỷ đô la. Điều này đã khiến các nhà đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc bị tổn thất nặng nề.
Dân công nghệ Trung Quốc: tìm việc chưa bao giờ khó đến thế này
Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm nhân lực trẻ (biểu đồ màu đỏ) tại Trung Quốc tăng cao trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Một giám đốc đã mất việc tại công ty thuộc sở hữu của tập đoàn Didi Chuxing cho biết:"Tìm việc chưa bao giờ khó đến thế này". Tuy đã tìm được việc làm mới nhưng mức lườn của ông đã bị giảm đến 30% so với nơi cũ. "Tôi không hài lòng, nhưng buộc phải chấp nhận trong thời buổi khó khăn", ông nói.
Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, nhân viên công nghệ tại Trung Quốc phải làm việc liên tục. Những tưởng mọi công sức sẽ được đền bù xứng đáng, nhưng năm nay mọi thứ còn tồi tệ hơn khi tình trạng cắt giảm nhân sự hay thu nhập xảy ra ở nhiều công ty, từ các công ty nhỏ cho đến tập đoàn hàng đầu như Tencent, JD, Meituan, Bilibili hay Alibaba.
Ban lãnh đạo của hai tập đoàn lớn Tencent và Alibaba đã tuyên bố "kiểm soát chi phí" là ưu tiên hàng đầu. CEO của Tencent, ông James Mitchell cho biết công ty sẽ hạn chế tuyển dụng, ưu tiên chọn người có trình độ cao nhưng trả lương thấp để tiết kiệm chi phí.
Dân công nghệ Trung Quốc: tìm việc chưa bao giờ khó đến thế này
Nhu cầu tăng nhân sự của Alibaba và Tencent bắt đầu chậm lại.
Theo tờ FT, tính đến tháng 5, thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ từ 18 đến 24 tuổi tại Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 18,4%. Hơn 10 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường lao động. Tuy nhiên, cơ hội tìm việc của họ đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi mà những người từng được các doanh nghiệp hứa hẹn về làm việc sau khi ra trường đã "nuốt lời".
Việc cắt giảm trong lĩnh vực công nghệ đã bắt đầu từ năm ngoái với mảng giáo dục trực tuyến. Có thể nhắc đến tập đoàn edtech, tập đoàn chuyên về lĩnh vực kết hợp giữa giáo dục (education) và công nghệ (technology), đã cắt giảm tổng cộng 175.000 nhân viên tính đến cuối tháng 2. Sau đó, hàng loạt nền tảng trực tuyến như dịch vụ video trực tuyến iQiyi, mạng xã hội về video ngắn Kuaishou, công ty đặt xe Didi Chuxing,... bắt đầu cắt giảm lực lượng lao động.
Thị trường việc làm ngày càng ảm đạm khiến Kiro Lu, 34 tuổi, cảm thấy hối hận vì đã không chấp nhận lời đề nghị làm giám đốc sản phẩm cho một hãng công nghệ vào năm ngoái. Lu cho biết đã nghỉ việc tại Tencent, từng nhận nhiều lời mời hấp dẫn, nhưng hiện chỉ làm nhân viên cho một công ty startup với mức lương thấp hơn nhiều so với khi ở công ty cũ.
Một số chuyên gia tuyển dụng người tại Trung Quốc cũng cho biết việc tuyển dụng nhân sự thuộc lĩnh vực công nghệ đã không còn dễ dàng như trước. "Trước đây, cơ hội việc làm luôn dồi dào. Nhưng cung và cầu đang thay đổi. Trừ những người có chuyên môn cao không thể thay thế, những người khác đều đối mặt với nguy cơ bị sa thải hoặc khó kiếm việc", một chuyên gia tuyển dụng tại Hàng Châu cho biết.
Trước tình hình thị trường lao động căng thẳng như vậy, một số người lại chọn cách nghỉ ngơi. Myron Li, chuyên gia tiếp thị của công ty bất động sản trực tuyến KE Holdings cho biết đã nghỉ việc, dùng tiền tiết kiệm và trợ cấp thất nghiệp để đi du lịch. Một kỹ sư bị Tencent sa thải gần đây cũng chia sẻ rằng sẽ chưa quay lại làm việc trong khoảng thời gian sắp tới. "Tôi đang có tâm lý bế tắc. Tôi sẽ chọn cách ở nhà, xem phim tài liệu, đọc những cuốn sách yêu thích mà trước đó không có thời gian đọc", ông nói.
NGUỒN: FT
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top