"Đẳng cấp" làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả

Những gì mà cư dân mạng nhìn thấy về huyện Hà Phố (Xiapu) ở tỉnh Phúc Kiến gần như là một bức tranh hoàn hảo.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Bức ảnh trên là cảnh bình minh ló dạng tại huyện Hà Phố, một thị trấn nông thôn ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Từ những bãi biển của Hà Phố, bạn có thể nhìn thấy một ngư dân đơn độc chèo thuyền về phía chân trời vô tận. Đi sâu hơn vào thị trấn, bạn sẽ bắt gặp những đàn trâu thả rông và những chú vịt chạy trên những cánh đồng xanh tốt.
Những ảnh đậm chất thôn quê hoang dã, yên bình này đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết hầu hết những bức ảnh này đều được dàn dựng chứ không phải tự nhiên.
Trâu? Nông dân? Sương mù? Hà Phố có tất cả nhưng phải có cái giá của nó
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Bức ảnh chụp dàn dựng cảnh người nông dân đang dắt trâu thường thấy trong các bài đăng trên Weibo về Hà Phố. Travel Career/Weibo
Những hình ảnh chia sẻ trên mạng về Hà Phố gợi nhớ người xem về những ngày xa xưa ở vùng nông thôn Trung Quốc. Đây vẫn là một thị trấn thuần nông nhưng phần lớn cảnh quan đẹp như tranh vẽ mà chúng ta nhìn thấy trên mạng đều là kết quả dàn dựng của các nhiếp ảnh gia.
Trước khi những bức ảnh này được chia sẻ rộng rãi trên mạng, Hà Phố chủ yếu được người ta biết đến vì nơi đây có nhiều hải sản ngon trứ danh. Tuy nhiên, nhiều năm thất thu từ nghề đi biển đã khiến nền kinh tế nơi đây bị ảnh hưởng. Sau đó, chính quyền địa phương đã có một ý tưởng mới: thu tiền từ du lịch nông thôn. Mục đích của họ là biến Hà Phố thành một ngôi làng du lịch biển trong mơ của mọi người. Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra có vẻ khác với kế hoạch ban đầu.
Bây giờ Hà Phố được biết đến với một thứ hoàn toàn khác. Với mức giá phù hợp, du khách Trung Quốc và nước ngoài có thể sở hữu những bức ảnh hoàn hảo để đăng tải lên mạng xã hội. Những bức ảnh này sẽ được các nhiếp ảnh gia địa phương hoàn chỉnh với các ‘hiệu ứng đặc biệt’.
Ngư dân kéo những tấm lưới đầy màu sắc ở nhiều góc độ khác nhau để các nhiếp ảnh gia có được bức ảnh lí tưởng
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Người mẫu mặc trang phục của ngư dân nông thôn và thực hiện các hoạt động đánh bắt để du khách chụp ảnh. ReLvXing/Weibo
Theo báo New York Times, những lời hứa hẹn về những bức ảnh tuyệt đẹp từ các buổi chụp ảnh được dàn dựng là điều thực sự thu hút đám đông đến huyện Hà Phố. Phóng viên của tờ báo này đã mô tả chi tiết cách đám đông các nhiếp ảnh gia xếp thành hàng dọc theo cây cầu để chụp được một bức ảnh dàn dựng. Đó là cảnh một người mẫu trong chiếc mũ truyền thống đang chèo thuyền về phía cây cầu. Người mẫu đã được trả 30 USD để diễn cảnh này cho các nhiếp ảnh gia tác nghiệp.
Tinh thần đồng đội tạo nên công việc mơ ước. Những ngư dân cung cấp dịch vụ chụp ảnh dàn dựng lại cảnh họ thả câu từ những chiếc cọc gỗ chênh vênh giữa biển và chờ hiệu lệnh từ các nhiếp ảnh gia.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Các ảnh chia sẻ trên Weibo cho thấy hầu hết ngư dân của Hà Phố được nhìn thấy trong các bức ảnh là người mẫu. Họ chỉ chờ xe buýt du lịch đến trước khi mô phỏng lại các hoạt động đánh bắt cho du khách chụp ảnh. ShuYuShideChuanShuo/Weibo
Tờ New York Times đã nói chuyện với Liu Weishun, 40 tuổi, người quản lý một điểm tham quan có những chiếc lưới đánh cá khổng lồ làm đạo cụ để chụp ảnh. Liu nói rằng có khoảng 500 khách truy cập đến trang web của anh ấy mỗi ngày và trả 3 USD để được chụp ảnh với những người đang thả lưới. Một số thậm chí còn đưa ra một khoản phụ phí cho người mẫu đội mũ rơm lái thuyền. Mọi diễn xuất của người mẫu được chỉ đạo thông qua bộ đàm.
Liu chia sẻ với New York Times: “Các nhiếp ảnh gia rất kỳ vọng vào tác phẩm của họ. Họ cần ai đó diễn xuất theo nhu cầu sáng tác của họ”.
"Anh nông dân" và con trâu trong ảnh dưới thậm chí không tham gia vào công việc đồng án
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Những người nông dân không xuất hiện trong làn sương sớm thực sự. Một bức ảnh được chia sẻ trên Weibo cho thấy một người đàn ông đốt rơm trong khi hai người trung niên lê bước trên bùn, kéo theo một con trâu phía sau họ. Đây là một bối cảnh chụp hình quen thuộc. Nhiều ‘người mẫu’ thậm chí còn mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc khi diễn xuất.
Cảnh làng quê thật yên lành với những chú ngỗng đang dang cánh trong sân nhà. Tuy nhiên, người phụ nữ trong bối cảnh là người chuyên đóng mẫu chụp ảnh. Còn những con ngỗng, chúng cũng được huấn luyện để diễn xuất tốt trước ống kính.
Dù giả hay không, các điểm du lịch nông thôn như Hà Phố gần đây thu hút nhiều sự chú ý của công chúng. Hồi tháng 5, hãng tin CNN đưa tin rằng cư dân thành phố đang hướng về vùng nông thôn để tìm kiếm các trải nghiệm thú vị. Các điểm du lịch địa phương trở thành lựa chọn thay thế trong bối cảnh du lịch quốc tế bị hạn chế do dịch Covid-19.
Sự bùng nổ du lịch nông thôn cũng được thúc đẩy bởi sự nổi tiếng của Lý Tử Thất (Li Ziqi). Đây là một ‘siêu sao’ trên nền tảng mạng xã hội Weibo với nhiều bức ảnh mô tả chân thực về vùng nông thôn Trung Quốc của cô.
Khói và sương trong bức ảnh buổi sáng sớm được người đàn ông tạo hiệu ứng bằng cách đốt rơm và quạt khói ra xa.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Những con ngỗng và người phụ nữ đóng vai nông dân phải bước qua làn khói dày đặc để các nhiếp ảnh gia và du khách đến Hà Phố có cơ hội chụp được bức ảnh ‘*******’ về người nông dân thức dậy làm việc trong làn sương sớm. Một số du khách viếng thăm đã ví nơi đây với cảnh quan trong "Spirited Away", bộ phim hoạt hình đoạt giải Oscar của nghệ sĩ Nhật Bản Hayao Miyazaki.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Sự thật đằng sau bức ảnh trên là một người đàn ông đang cố quạt khói từ việc đốt rơm nhằm tạo ra hiệu ứng sương sớm. Trong khi đó, người phụ nữ trong vai nông dân đang bận rộn để giữ những con ngỗng của mình trật tự cho vừa khuôn hình.
Một du khách thất vọng cho biết: “Nơi này giả đến không thể giả hơn. Giả ngư dân giăng lưới, giả nông dân dắt trâu tạo dáng chụp ảnh”.
Một người khác viết: “Tôi không biết đâu là thật đâu là giả nữa”.
Một số reviewers cho biết cảm giác như bị lừa khi đến thăm Hà Phố. Trước đó, những thông tin trên mạng khiến họ lầm tưởng đây là một vùng nông thôn hoang sơ, tuyệt vời. Họ đã rất thất vọng khi trải nghiệm thực tế.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Hà Phố là một điểm rất thu hút với những nhiếp ảnh gia Trung Quốc, những người yêu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và lối sống nông thôn. Những người này đã quá chán ngán cuộc sống ngột ngạt nơi phố thị.
Một người đăng Weibo khác có tên Sentez viết: "Đây là một trò lừa đảo. Thanh thiếu niên đang bị lừa đến địa điểm này vì nghĩ tất cả thông tin là sự thật. Điều tồi tệ hơn là khi họ phát hiện ra những người nông dân là giả mạo và chỉ là 'người mẫu', họ vẫn không tiết lộ điều này vì họ thích chia sẻ những bức ảnh đẹp khiến người khác phải trầm trồ. Đằng sau một bức tranh rực rỡ về phong cảnh nông thôn, tôi đoán có 10 giá ba chân (giá đỡ máy ảnh của các nhiếp ảnh gia). Nó rất nhân tạo, nhưng mọi người sẽ sẵn sàng trả tiền cho nó”.
Một du khách đến Hà Phố đã cảnh báo khách du lịch đừng ghé thăm nơi đây.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Các ngư dân ở Hà Phố phải giăng lưới nhiều lần cho khách du lịch để có được những bức ảnh “đúng người, đúng thời điểm”. HeiHeiYingYouJi/Weibo
Người này chia sẻ: “Trước hết, những người được gọi là nông dân trong các bức ảnh trên mạng xã hội đều là diễn viên, và bản thân thị trấn này giống như một phim trường để chụp ảnh. Thực tế, không có bộ lọc, nơi này vô cùng bình thường. Bãi biển bẩn, các nhà hàng hải sản nổi tiếng thường ‘chặt đẹp’ du khách”.
Nhưng nếu những bức ảnh dàn dựng về nông dân và ngư dân là sở thích của bạn, thì Hà Phố chính là điểm đến tuyệt vời.
Đẳng cấp làm giả ở Trung Quốc: cả một thị trấn lên hình lung linh chỉ là đồ giả
Việc các bức ảnh có được dàn dựng hay không có thể không quan trọng đối với một số người chỉ muốn có một bức ảnh chụp nhanh để chia sẻ trên mạng xã hội. ReLvXing/Weibo
Tài khoản OuQiDeBao chia sẻ trên mạng Weibo: “Dưới những tán cây, những người già đi xung quanh trông giống như một bộ phim. Nhưng màn sương chỉ là khói từ một đám cháy nhân tạo. À, nhưng trên đời này, ai quan tâm là giả hay không, miễn là trong ảnh đẹp là được”.
Theo Insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top