superkidbt85
Pearl
Ngành công nghiệp nhựa thải ra môi trường một lượng lớn khí thải carbon. Thật đáng lo ngại! Ô nhiễm công nghiệp nhựa sẽ vượt qua cả than đá trong chưa đầy 1 thập niên nữa.
Judith Enck, chủ tịch của Beyond Plastics cho biết: “Không giống như việc các sản phẩm từ nhựa làm nghẹt ống nước hay mang rác tới cho cộng đồng, tác động tàn phá của ngành công nghiệp nhựa đối với khí hậu đang ở mức vượt qua sự tưởng tượng của chúng ta. Dù vậy, điều này ít nhận được sự quan tâm từ công chúng và báo cáo đầy đủ cho các chính phủ”.
Nhựa là một nguồn ô nhiễm carbon lớn nhưng thường bị bỏ qua. Theo báo cáo của Bennington College và tổ chức phi lợi nhuận Beyond Plastics, sản xuất ở Mỹ tạo ra ít nhất 232 triệu tấn khí nhà kính. Sản xuất nhựa dự kiến sẽ phát thải thêm 55 triệu tấn vào năm 2025 nếu 42 nhà máy mới được xây dựng và đi vào hoạt động.
Năm ngoái, điện than ở Mỹ thải ra 786 triệu tấn CO2. Con số này dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới do các nhà máy nhiệt điện than bị thay thế bằng điện chạy khí, năng lượng mặt trời hoặc sức gió... Từ năm 2019 đến năm 2020, ô nhiễm carbon do than đá đã giảm 166 triệu tấn. Khi ô nhiễm từ than giảm thì nguồn ô nhiễm từ nhựa lại gia tăng.
Ngày nay, ô nhiễm carbon từ các bộ phận khác của nền kinh tế vượt quá ô nhiễm từ nhựa. Nhưng khi các lĩnh vực khác hoàn thành các bước giảm khí thải carbon thì ngành nhựa lại đi theo hướng ngược lại. Những con số báo cáo cho thấy ô nhiễm từ sản xuất nhựa nhiều khả năng làm tuyên bố của tổng thống Biden rằng Mỹ sẽ đạt tới mức khí thải carbon bằng không vào năm 2050 khó mà thực hiện được.
Tình trạng ô nhiễm tiếp tục khi nhựa hết tuổi thọ. Đốt rác thải nhựa là nguyên nhân gây ra 15 triệu tấn khí carbon thải vào môi trường. Báo cáo cho biết, ngay cả cái gọi là “tái chế hóa học”, thường sử dụng nhiệt cao để nấu chảy nhựa thành các bộ phận, có thể tăng thêm 18 triệu tấn khí carbon vào năm 2025.
Hiệp hội Công nghiệp Nhựa cho biết báo cáo đã bỏ qua một số lợi ích của nhựa có thể bù đắp ô nhiễm liên quan đến sản xuất. Người phát ngôn của tổ chức này cho biết: “Nhựa nhẹ hơn, bền hơn so với các chất thay thế và giảm trọng lượng tổng thể của sản phẩm. Các sản phẩm nhẹ hơn cần ít nhiên liệu hơn để vận chuyển.
Nếu bao bì nhựa được thay thế bằng các vật liệu khác, mức tiêu thụ năng lượng và chất thải sẽ tăng gấp đôi, trọng lượng và chi phí sẽ tăng gấp 4 lần”.
Hội đồng Hóa học Mỹ, một hiệp hội thương mại cho các công ty hóa chất Mỹ, tuyên bố rằng các lựa chọn thay thế cho bao bì nhựa sẽ mang đến lượng carbon cao gấp 2,7 lần.
Kết quả của báo cáo mới với nỗ lực trước đây của Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế, cho thấy vào năm 2050, ô nhiễm carbon từ nhựa có thể lên tới 2,5 tỷ tấn trên toàn thế giới, cao hơn gấp đôi so với hiện nay.
Các nhà khoa học cho biết: “Hơn 90% ô nhiễm khí hậu mà ngành công nghiệp nhựa báo cáo cho EPA xảy ra ở 18 cộng đồng, chủ yếu dọc theo các đường bờ biển của Texas và Louisiana. Những người sống trong vòng 3 dặm xung quanh các cụm hóa dầu này kiếm được ít hơn 28% so với hộ gia đình trung bình ở Mỹ và hơn 67% là người da màu”.
Nguồn: Ars Technica
Sắp vượt qua than đá!
Theo Ars Technica, khi nói đến ô nhiễm do nhựa, người ta thường nghĩ đến hình ảnh những chiếc túi đựng hàng tạp hóa bay trong gió hoặc nằm trong dạ dày một sinh vật biển nào đó. Nhưng sắp tới, ô nhiễm nhựa có thể mang một ý nghĩa khác. Một nghiên cứu mới dự báo, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành công nghiệp này sẽ vượt phát thải từ than vào cuối thập kỷ này ở Mỹ.Judith Enck, chủ tịch của Beyond Plastics cho biết: “Không giống như việc các sản phẩm từ nhựa làm nghẹt ống nước hay mang rác tới cho cộng đồng, tác động tàn phá của ngành công nghiệp nhựa đối với khí hậu đang ở mức vượt qua sự tưởng tượng của chúng ta. Dù vậy, điều này ít nhận được sự quan tâm từ công chúng và báo cáo đầy đủ cho các chính phủ”.
Nhựa là một nguồn ô nhiễm carbon lớn nhưng thường bị bỏ qua. Theo báo cáo của Bennington College và tổ chức phi lợi nhuận Beyond Plastics, sản xuất ở Mỹ tạo ra ít nhất 232 triệu tấn khí nhà kính. Sản xuất nhựa dự kiến sẽ phát thải thêm 55 triệu tấn vào năm 2025 nếu 42 nhà máy mới được xây dựng và đi vào hoạt động.
Năm ngoái, điện than ở Mỹ thải ra 786 triệu tấn CO2. Con số này dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới do các nhà máy nhiệt điện than bị thay thế bằng điện chạy khí, năng lượng mặt trời hoặc sức gió... Từ năm 2019 đến năm 2020, ô nhiễm carbon do than đá đã giảm 166 triệu tấn. Khi ô nhiễm từ than giảm thì nguồn ô nhiễm từ nhựa lại gia tăng.
Nguồn ô nhiễm từ ngành công nghiệp nhựa có rất nhiều
Một phần đáng kể ô nhiễm carbon của nhựa đến từ quá trình nung chảy và vận chuyển các loại khí được sử dụng trong sản xuất. Một trong số đó là mêtan, một loại khí nhà kính mạnh có thể làm ấm bầu khí quyển gấp 86 lần lượng CO2 tương tự trong vòng 20 năm. Báo cáo cho biết, rò rỉ ở các đầu giếng và dọc theo đường ống tạo ra 36 triệu tấn ô nhiễm carbon. Các phần khác của khí tự nhiên, như etan, được sử dụng làm nguyên liệu thô tạo ra 70 triệu tấn khí carbon khác. Các nguyên liệu nhựa khác như than đá và amoniac sản xuất thêm 28 triệu tấn.Tình trạng ô nhiễm tiếp tục khi nhựa hết tuổi thọ. Đốt rác thải nhựa là nguyên nhân gây ra 15 triệu tấn khí carbon thải vào môi trường. Báo cáo cho biết, ngay cả cái gọi là “tái chế hóa học”, thường sử dụng nhiệt cao để nấu chảy nhựa thành các bộ phận, có thể tăng thêm 18 triệu tấn khí carbon vào năm 2025.
Hiệp hội Công nghiệp Nhựa cho biết báo cáo đã bỏ qua một số lợi ích của nhựa có thể bù đắp ô nhiễm liên quan đến sản xuất. Người phát ngôn của tổ chức này cho biết: “Nhựa nhẹ hơn, bền hơn so với các chất thay thế và giảm trọng lượng tổng thể của sản phẩm. Các sản phẩm nhẹ hơn cần ít nhiên liệu hơn để vận chuyển.
Nếu bao bì nhựa được thay thế bằng các vật liệu khác, mức tiêu thụ năng lượng và chất thải sẽ tăng gấp đôi, trọng lượng và chi phí sẽ tăng gấp 4 lần”.
Hội đồng Hóa học Mỹ, một hiệp hội thương mại cho các công ty hóa chất Mỹ, tuyên bố rằng các lựa chọn thay thế cho bao bì nhựa sẽ mang đến lượng carbon cao gấp 2,7 lần.
Kết quả của báo cáo mới với nỗ lực trước đây của Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế, cho thấy vào năm 2050, ô nhiễm carbon từ nhựa có thể lên tới 2,5 tỷ tấn trên toàn thế giới, cao hơn gấp đôi so với hiện nay.
Các nhà khoa học cho biết: “Hơn 90% ô nhiễm khí hậu mà ngành công nghiệp nhựa báo cáo cho EPA xảy ra ở 18 cộng đồng, chủ yếu dọc theo các đường bờ biển của Texas và Louisiana. Những người sống trong vòng 3 dặm xung quanh các cụm hóa dầu này kiếm được ít hơn 28% so với hộ gia đình trung bình ở Mỹ và hơn 67% là người da màu”.
Nguồn: Ars Technica