Hoàng Nam
Writer
Khi nhiệt độ tăng vọt lên 37 độ C vào tháng trước, cư dân Singapore có tên Chee Kuan Chew chỉ thấy một lựa chọn duy nhất: hủy bỏ tất cả các kế hoạch và ở trong nhà với máy điều hòa nhiệt độ.
"Bạn không thể sống thiếu điều hòa ở Singapore," Chee nói. "Với sức nóng như vậy, đó là điều bất khả thi".
Chàng sinh viên đại học 20 tuổi sống cùng gia đình trong một căn hộ 4 phòng ngủ ở Ang Mo Kio, một quận sầm uất từng gây chú ý ở thành phố Đông Nam Á này khi nhiệt độ của nó đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm qua trong một đợt nắng nóng gần đây. Rất may, Chee cho biết, nhà anh có 5 máy điều hòa – mỗi phòng ngủ có một chiếc và một chiếc lớn hơn ở phòng khách.
"Tôi đã uống nhiều nước, tắm nước lạnh và bật điều hòa suốt cả ngày cuối tuần. Đó là cách tôi chống lại cái nóng", Chee nói.
Lựa chọn hít thở trong cái mát lạnh của điều hòa không phải là điều gì vô lý ở Singapore. Nằm cách đường xích đạo khoảng 136 km về phía bắc, quốc đảo này nổi tiếng nóng và ẩm, với nhiệt độ cao kéo dài quanh năm. Loại khí hậu này khiến nó trở thành một trong những quốc gia có số máy điều hòa nhiệt độ cao nhất trên thế giới, với số lượng điều hòa trên bình quân đầu người cao hơn bất kỳ nước láng giềng Đông Nam Á nào.
Thật vậy, ở Singapore, điều hòa nhiệt độ gần như đã trở thành một lối sống đặc thù. Một văn phòng hoặc trung tâm mua sắm mà không có điều hòa gần như là điều không tưởng; 99% chung cư tư nhân và phần lớn các tòa nhà công cộng đều được trang bị điều hòa.
Lý Quang Diệu, cố thủ tướng được coi là "người sáng lập" đất nước Singapore, từng gọi điều hòa không khí là "phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20" và ghi nhận nó đã giúp biến hòn đảo này từ một thuộc địa lạc hậu của Anh trở thành một trong những trung tâm tài chính ưu việt nhất thế giới.
"Không có điều hòa, bạn chỉ có thể làm việc vào sáng sớm hoặc chiều muộn," ông Lý Quang Diệu từng chia sẻ. "Việc đầu tiên tôi thực thiện khi trở thành Thủ tướng là cho lắp đặt điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà làm việc của những cơ quan dân sự."
"Đây là một trong những chìa khóa tạo nên thành công của chúng tôi," ông nói. Ngày nay, Singapore cũng nằm trong nhóm quốc gia có mức lương bình quân đầu người cao hàng đầu.
Dù vậy, việc sử dụng điều hòa quá nhiều ở Singapore cũng gây ra một rắc rối cho quốc gia này: thời tiết càng nóng, càng nhiều người dùng điều hòa - càng nhiều người dùng điều hòa, thời tiết lại càng nóng.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính rằng - nếu không được giảm thiểu - khí thải nhà kính liên quan đến điều hòa không khí có thể gây ra mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên tới 0,5 độ C vào cuối thế kỷ này.
Ảnh hưởng của chúng đối với sự nóng lên toàn cầu là gấp đôi. Thứ nhất, giống như tủ lạnh, nhiều máy điều hòa nhiệt độ ngày nay sử dụng một loại chất làm mát được gọi là hydrofluorocarbons, hay HFC, là loại khí nhà kính có hại.
Thứ hai, và có lẽ còn là vấn đề lớn hơn, máy điều hòa nhiệt độ có xu hướng sử dụng một lượng lớn điện năng, được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điều hòa nhiệt độ và quạt điện chiếm khoảng 10% tổng lượng điện tiêu thụ toàn cầu.
Là một quốc gia tương đối nhỏ, Singapore – với dân số khoảng 5,4 triệu người và diện tích nhỏ hơn một chút so với Thành phố New York – chỉ thải ra một phần nhỏ lượng HFC và nhu cầu điện làm thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.
Ngay cả với mức sử dụng bình quân đầu người cao, tổng lượng khí thải của Singapore vẫn thấp hơn so với Nhật Bản và Mỹ - nơi có khoảng 90% hộ gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ theo WEF.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Singapore sẽ không phải chịu hậu quả khi trái đất nóng lên. Là một quốc gia vốn đã nóng và vẫn đang nóng lên nhanh chóng, Singapore có ít lựa chọn hơn so với một số quốc gia khác trước khi nhiệt độ trở nên không thể chịu đựng được.
Theo dữ liệu chính phủ công bố vào năm 2019, thành phố này đã nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới trong sáu thập kỷ qua. Các quan chức cảnh báo nhiệt độ tối đa hàng ngày cũng có thể đạt mức cao 37 độ C vào năm 2100.
Theo Bản sửa đổi, bổ sung Kigali của Liên hợp quốc, được thống nhất vào năm 2016, nhiều quốc gia đang loại bỏ dần HFC – những chất làm mát có hại được sử dụng trong nhiều máy điều hòa không khí – và thay thế chúng bằng các lựa chọn thân thiện với khí hậu hơn, chẳng hạn như hydrofluoroolefin hoặc HFO.
Những động thái tương tự đã có tác dụng trong quá khứ. Bản sửa đổi Kigali là bản cập nhật của Nghị định thư Montreal đã giúp loại bỏ dần Chlorofluorocarbons phá hủy tầng ozone, hay CFC, vào những năm 1980.
Các chuyên gia cho biết cũng có nhiều cách để cắt giảm vấn đề thứ hai với máy điều hòa không khí – chúng sử dụng bao nhiêu năng lượng – bằng cách sử dụng các phương pháp khác để giữ mát.
Radhika Khosla, phó giáo sư tại Trường Doanh nghiệp và Môi trường Smith thuộc Đại học Oxford, đề xuất sử dụng các không gian xanh, bóng mát, các hệ thống nước và hệ thống thông gió thông minh.
"Mặc dù có nhiều trường hợp cần điều hòa không khí, do sự kết hợp của nhiệt độ nóng và độ ẩm cao, điều quan trọng là luôn cân nhắc các lựa chọn không sử dụng điều hòa trước thay vì biến điều hòa không khí thành giải pháp duy nhất để giảm bớt nhiệt độ quá cao", bà Khosla nói.
"Singapore, với nhiệt độ và độ ẩm cao, có thể làm gương cho các quốc gia khác trong việc xác định, thúc đẩy và nhân rộng các giải pháp làm mát bền vững".
"Bạn không thể sống thiếu điều hòa ở Singapore," Chee nói. "Với sức nóng như vậy, đó là điều bất khả thi".
Chàng sinh viên đại học 20 tuổi sống cùng gia đình trong một căn hộ 4 phòng ngủ ở Ang Mo Kio, một quận sầm uất từng gây chú ý ở thành phố Đông Nam Á này khi nhiệt độ của nó đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm qua trong một đợt nắng nóng gần đây. Rất may, Chee cho biết, nhà anh có 5 máy điều hòa – mỗi phòng ngủ có một chiếc và một chiếc lớn hơn ở phòng khách.
"Tôi đã uống nhiều nước, tắm nước lạnh và bật điều hòa suốt cả ngày cuối tuần. Đó là cách tôi chống lại cái nóng", Chee nói.
Lựa chọn hít thở trong cái mát lạnh của điều hòa không phải là điều gì vô lý ở Singapore. Nằm cách đường xích đạo khoảng 136 km về phía bắc, quốc đảo này nổi tiếng nóng và ẩm, với nhiệt độ cao kéo dài quanh năm. Loại khí hậu này khiến nó trở thành một trong những quốc gia có số máy điều hòa nhiệt độ cao nhất trên thế giới, với số lượng điều hòa trên bình quân đầu người cao hơn bất kỳ nước láng giềng Đông Nam Á nào.
Thật vậy, ở Singapore, điều hòa nhiệt độ gần như đã trở thành một lối sống đặc thù. Một văn phòng hoặc trung tâm mua sắm mà không có điều hòa gần như là điều không tưởng; 99% chung cư tư nhân và phần lớn các tòa nhà công cộng đều được trang bị điều hòa.
"Không có điều hòa, bạn chỉ có thể làm việc vào sáng sớm hoặc chiều muộn," ông Lý Quang Diệu từng chia sẻ. "Việc đầu tiên tôi thực thiện khi trở thành Thủ tướng là cho lắp đặt điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà làm việc của những cơ quan dân sự."
"Đây là một trong những chìa khóa tạo nên thành công của chúng tôi," ông nói. Ngày nay, Singapore cũng nằm trong nhóm quốc gia có mức lương bình quân đầu người cao hàng đầu.
Dù vậy, việc sử dụng điều hòa quá nhiều ở Singapore cũng gây ra một rắc rối cho quốc gia này: thời tiết càng nóng, càng nhiều người dùng điều hòa - càng nhiều người dùng điều hòa, thời tiết lại càng nóng.
Nghịch lý nóng lên toàn cầu
So với những chiếc ô tô ngốn xăng và những đàn bò lớn, máy điều hòa thường không bị liệt kê vào danh sách những thủ phạm gây nóng lên toàn cầu. Nhưng chúng vẫn là một yếu tố thúc đẩy biến đổi khí hậu.Ảnh hưởng của chúng đối với sự nóng lên toàn cầu là gấp đôi. Thứ nhất, giống như tủ lạnh, nhiều máy điều hòa nhiệt độ ngày nay sử dụng một loại chất làm mát được gọi là hydrofluorocarbons, hay HFC, là loại khí nhà kính có hại.
Thứ hai, và có lẽ còn là vấn đề lớn hơn, máy điều hòa nhiệt độ có xu hướng sử dụng một lượng lớn điện năng, được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điều hòa nhiệt độ và quạt điện chiếm khoảng 10% tổng lượng điện tiêu thụ toàn cầu.
Là một quốc gia tương đối nhỏ, Singapore – với dân số khoảng 5,4 triệu người và diện tích nhỏ hơn một chút so với Thành phố New York – chỉ thải ra một phần nhỏ lượng HFC và nhu cầu điện làm thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.
Ngay cả với mức sử dụng bình quân đầu người cao, tổng lượng khí thải của Singapore vẫn thấp hơn so với Nhật Bản và Mỹ - nơi có khoảng 90% hộ gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ theo WEF.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Singapore sẽ không phải chịu hậu quả khi trái đất nóng lên. Là một quốc gia vốn đã nóng và vẫn đang nóng lên nhanh chóng, Singapore có ít lựa chọn hơn so với một số quốc gia khác trước khi nhiệt độ trở nên không thể chịu đựng được.
Theo dữ liệu chính phủ công bố vào năm 2019, thành phố này đã nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới trong sáu thập kỷ qua. Các quan chức cảnh báo nhiệt độ tối đa hàng ngày cũng có thể đạt mức cao 37 độ C vào năm 2100.
Phá vỡ vòng lặp
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn có nhiều cách để phá vỡ vòng lặp mâu thuẫn của điều hòa.Theo Bản sửa đổi, bổ sung Kigali của Liên hợp quốc, được thống nhất vào năm 2016, nhiều quốc gia đang loại bỏ dần HFC – những chất làm mát có hại được sử dụng trong nhiều máy điều hòa không khí – và thay thế chúng bằng các lựa chọn thân thiện với khí hậu hơn, chẳng hạn như hydrofluoroolefin hoặc HFO.
Những động thái tương tự đã có tác dụng trong quá khứ. Bản sửa đổi Kigali là bản cập nhật của Nghị định thư Montreal đã giúp loại bỏ dần Chlorofluorocarbons phá hủy tầng ozone, hay CFC, vào những năm 1980.
Các chuyên gia cho biết cũng có nhiều cách để cắt giảm vấn đề thứ hai với máy điều hòa không khí – chúng sử dụng bao nhiêu năng lượng – bằng cách sử dụng các phương pháp khác để giữ mát.
Radhika Khosla, phó giáo sư tại Trường Doanh nghiệp và Môi trường Smith thuộc Đại học Oxford, đề xuất sử dụng các không gian xanh, bóng mát, các hệ thống nước và hệ thống thông gió thông minh.
"Mặc dù có nhiều trường hợp cần điều hòa không khí, do sự kết hợp của nhiệt độ nóng và độ ẩm cao, điều quan trọng là luôn cân nhắc các lựa chọn không sử dụng điều hòa trước thay vì biến điều hòa không khí thành giải pháp duy nhất để giảm bớt nhiệt độ quá cao", bà Khosla nói.
"Singapore, với nhiệt độ và độ ẩm cao, có thể làm gương cho các quốc gia khác trong việc xác định, thúc đẩy và nhân rộng các giải pháp làm mát bền vững".