Đấu giá biển số đẹp tiền tỷ: Sẽ ra sao nếu người mua "hủy kèo"?

Ngày 15/9 vừa qua, phiên đấu giá biển số xe ô tô đầu tiên đã được Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tổ chức.
Nhiều biển số đã được chốt với mức giá "không tưởng": 51K-888.88 của TP.HCM hơn 32 tỷ đồng; 30K-555.55 và 30K-567.89 của Hà Nội lần lượt được "chốt" giá hơn 14 tỷ đồng và hơn 13 tỷ đồng; 36A-999.99 của Thanh Hóa bán với giá gần 7,5 tỷ đồng.
Đấu giá biển số đẹp tiền tỷ: Sẽ ra sao nếu người mua hủy kèo?
Theo quy định, trong vòng 7 ngày nhận được kết quả, biên bản và danh sách người trúng đấu giá từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, Bộ Công an sẽ ban hành phê duyệt kết quả đấu giá và gửi thông báo tới người trúng đấu giá.
Và trong vòng 15 ngày kể từ khi có thông báo, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ số tiền trúng đấu giá (trừ đi số tiền cọc trước 40 triệu đồng) vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an.
Vì vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu quá thời hạn trên, người trúng đấu giá vẫn chưa nộp đủ tiền thì sẽ ra sao?
Đấu giá biển số đẹp tiền tỷ: Sẽ ra sao nếu người mua hủy kèo?
Nghị định 39/2023 nêu rõ: thông báo kết quả trúng đấu giá và văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá sẽ bị hủy trong trường hợp người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá trong thời hạn quy định, hoặc người trúng đấu giá không làm thủ tục đăng ký biển số xe ô tô trúng đấu giá trong thời hạn tối đa 18 tháng.
Biển số xe sau khi bị thu hồi (do người trúng đấu giá vi phạm quy định) sẽ được đưa ra đấu giá lại. Số tiền cọc trước và số tiền trúng đấu giá mà người trúng đã nộp sẽ không được hoàn trả lại mà nộp vào ngân sách.
Đối chiếu với quy định tại luật Đấu giá tài sản, nếu việc "hủy kèo" xảy ra, người trúng đấu giá sẽ chỉ mất số tiền đặt cọc là 40 triệu đồng và không chịu bất kỳ hình thức chế tài nào.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại, khi dư luận từng chứng kiến tiền lệ một doanh nghiệp trúng đấu giá lô "đất vàng" ở TP.HCM với mức giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, sau đó "hủy kèo" và chấp nhận mất tiền cọc. Rõ ràng, với đấu giá biển số xe, việc tương tự cũng có thể xảy ra.
Để tổ chức phiên đấu giá, cơ quan quản lý nhà nước cũng như đơn vị tổ chức đấu giá phải đầu tư hệ thống quản lý đấu giá biển số xe gồm phần mềm, hạ tầng, đường truyền, hệ thống giám sát… Liệu số tiền 40 triệu đồng thu về có đủ bù đắp cho những chi phí trên?
Một số ý kiến đề xuất cho rằng nên tăng số tiền đặt cọc biển số đấu giá. Nếu xét việc 11 biển số xe được đấu giá trong phiên vừa rồi có giá thấp nhất 650 triệu đồng, cao nhất là hơn 32 tỷ đồng, nếu chia tỷ lệ thì 40 triệu đồng tiền cọc vẫn là rất ít. Một phương án sẽ là xử phạt hành vi bỏ cọc theo phần trăm số tiền trúng đấu giá, có thể là 30%, 40% hoặc 50%.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top