VNR Content
Pearl
Nhưng các quan chức cấp cao của Ukraine và những người trong ngành nói rằng "lịch sử vẫn đang được viết tiếp". Họ cho rằng, một lượng đáng kể hydrocarbon của Nga, đặc biệt là dầu mỏ, vẫn đang né tránh các lệnh trừng phạt và chảy vào thị trường châu Âu.
Theo tờ Politico (Mỹ), dầu thô nổi tiếng là khó theo dõi trên thị trường toàn cầu. Nó có thể dễ dàng được trộn lẫn với các lô hàng khác ở các quốc gia quá cảnh, tạo ra một lô dầu lớn hơn mà nguồn gốc của chúng không thể xác định được. Quá trình tinh chế - cần thiết cho bất kỳ nhu cầu sử dụng thực tế nào - cũng loại bỏ mọi dấu vết về nguồn gốc của nguyên liệu.
Một mạng lưới phức tạp gồm các công ty vận chuyển, mang cờ của các khu vực pháp lý khó hiểu ở nước ngoài, làm tăng thêm một lớp bí ẩn.
Mikhail Khodorkovsky - cựu Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Yukos (Nga) - cho biết: "Không giống như khí đốt đường ống, thị trường dầu mỏ mang tính toàn cầu; và việc trao đổi, trộn lẫn các loại dầu là chuyện bình thường."
Nhưng khối lượng lớn dầu thô của Nga - nguồn doanh thu lớn hơn khí đốt - vẫn đang được vận chuyển ra thị trường toàn cầu, khiến một số chuyên gia nghi ngờ rằng họ đang tìm đường đến thị trường châu Âu qua "cửa hậu".
Saad Rahim - nhà kinh tế trưởng tại công ty thương mại hàng hóa toàn cầu Trafigura - cho biết: "Kể từ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu vẫn ổn định. Có thể dầu của Nga vẫn đang được bán cho EU và các quốc gia phương Tây thông qua bên trung gian."
Một tuyến đường tiềm năng để dầu Nga vào châu Âu là đi qua Azerbaijan - giáp với Nga và là điểm khởi đầu của đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan do tập đoàn dầu khí BP vận hành. Cảng Ceyhan ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trung tâm cung cấp chính mà từ đó dầu thô được vận chuyển đến châu Âu; nó cũng nhận được số lượng lớn dầu từ Iraq thông qua đường ống Kirkuk-Ceyhan.
François Bellamy - thành viên Ủy ban Công nghiệp, Nghiên cứu và Năng lượng của Nghị viện Châu Âu - đã đưa ra những nghi ngờ về tuyến đường này trong một câu hỏi gần đây với Ủy ban.
Ông Bellamy cho biết, dữ liệu cho thấy Azerbaijan đã xuất khẩu nhiều hơn 242.000 thùng dầu/ngày so với sản lượng trong nước từ tháng 4 đến tháng 7 năm ngoái.
"Làm thế nào một quốc gia có thể giảm sản xuất và tăng xuất khẩu cùng một lúc? Có điều gì đó hoàn toàn không nhất quán trong các số liệu và sự không nhất quán này tạo ra những nghi ngờ rằng các biện pháp trừng phạt đang mất hiệu lực", ông Bellamy nói.
Ủy ban Công nghiệp, Nghiên cứu và Năng lượng cho biết, họ đang nỗ lực khắc phục những kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt và đã bổ nhiệm cựu đại sứ EU tại Hoa Kỳ David O’Sullivan làm đặc phái viên có nhiệm vụ giải quyết hành vi lách luật.
Aykhan Hajizada - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Azerbaijan - cho biết: "Azerbaijan không xuất khẩu dầu của Nga sang EU thông qua đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan", đồng thời cho biết thêm rằng trong khi "Azerbaijan tiếp tục sử dụng tất cả dầu không bị trừng phạt bất kể từ nguồn nào, cũng như tiến hành các hoạt động cung cấp và giao dịch của mình với sự thận trọng và cần mẫn tối đa, phù hợp với các luật và quy định liên quan."
Tập đoàn dầu khí BP trước đó cũng đã phủ nhận cáo buộc rằng đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan vận chuyển dầu của Nga.
Dữ liệu mà phóng viên Politico tiếp cận được cho thấy, các chuyến hàng dầu thô từ Ceyhan sang EU gần đây đã có sự sụt giảm về khối lượng, từ khoảng 3 triệu tấn/tháng (khoảng 700.000 thùng/ngày) vào đầu năm 2022 xuống còn khoảng 2 triệu tấn/tháng trong năm nay.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) của Phần Lan đã cảnh báo vào cuối năm ngoái rằng, "một tuyến đường mới cho dầu mỏ của Nga tới EU đang xuất hiện thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, một điểm đến ngày càng tăng đối với dầu thô của Nga", nơi nó được tinh chế thành các sản phẩm dầu mỏ không bị trừng phạt và bán đi.
Oleg Usenko - cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - nói với Politico: "Chúng tôi có đủ bằng chứng cho thấy một số công ty quốc tế đang mua các sản phẩm dầu đã được lọc từ dầu thô của Nga và bán chúng sang châu Âu. Điều đó hoàn toàn hợp pháp, nhưng không có nghĩa là chúng ta không cần phải làm gì."
Hôm 20/3, tổ chức phi chính phủ Global Witness của Anh đã công bố một báo cáo cho thấy, dầu của Nga đã liên tục được bán với giá vượt xa mức trần 60 USD do các nước G7 áp đặt vào tháng 12 năm ngoái.
Mai Rosner - một trong những tác giả của bản báo cáo - cho biết: "Thực tế là dầu của Nga tiếp tục chảy vòng quanh thế giới là một đặc điểm, không phải lỗi của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các chính phủ đã cung cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch một cánh cửa rộng mở, và các thương nhân hàng hóa cũng như các công ty dầu mỏ lớn đang khai thác những kẽ hở này để tiếp tục kinh doanh như bình thường."
Theo tờ Politico (Mỹ), dầu thô nổi tiếng là khó theo dõi trên thị trường toàn cầu. Nó có thể dễ dàng được trộn lẫn với các lô hàng khác ở các quốc gia quá cảnh, tạo ra một lô dầu lớn hơn mà nguồn gốc của chúng không thể xác định được. Quá trình tinh chế - cần thiết cho bất kỳ nhu cầu sử dụng thực tế nào - cũng loại bỏ mọi dấu vết về nguồn gốc của nguyên liệu.
Một mạng lưới phức tạp gồm các công ty vận chuyển, mang cờ của các khu vực pháp lý khó hiểu ở nước ngoài, làm tăng thêm một lớp bí ẩn.
Mikhail Khodorkovsky - cựu Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Yukos (Nga) - cho biết: "Không giống như khí đốt đường ống, thị trường dầu mỏ mang tính toàn cầu; và việc trao đổi, trộn lẫn các loại dầu là chuyện bình thường."
Dầu Nga đi "cửa sau" vào châu Âu?
Theo tờ Politico, EU đã cấm phần lớn nhiên liệu hóa thạch của Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, ngoại trừ số lượng hạn chế dầu thô đường ống, khí đốt đường ống, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm dầu mỏ.Nhưng khối lượng lớn dầu thô của Nga - nguồn doanh thu lớn hơn khí đốt - vẫn đang được vận chuyển ra thị trường toàn cầu, khiến một số chuyên gia nghi ngờ rằng họ đang tìm đường đến thị trường châu Âu qua "cửa hậu".
Saad Rahim - nhà kinh tế trưởng tại công ty thương mại hàng hóa toàn cầu Trafigura - cho biết: "Kể từ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu vẫn ổn định. Có thể dầu của Nga vẫn đang được bán cho EU và các quốc gia phương Tây thông qua bên trung gian."
Một tuyến đường tiềm năng để dầu Nga vào châu Âu là đi qua Azerbaijan - giáp với Nga và là điểm khởi đầu của đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan do tập đoàn dầu khí BP vận hành. Cảng Ceyhan ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trung tâm cung cấp chính mà từ đó dầu thô được vận chuyển đến châu Âu; nó cũng nhận được số lượng lớn dầu từ Iraq thông qua đường ống Kirkuk-Ceyhan.
Ông Bellamy cho biết, dữ liệu cho thấy Azerbaijan đã xuất khẩu nhiều hơn 242.000 thùng dầu/ngày so với sản lượng trong nước từ tháng 4 đến tháng 7 năm ngoái.
"Làm thế nào một quốc gia có thể giảm sản xuất và tăng xuất khẩu cùng một lúc? Có điều gì đó hoàn toàn không nhất quán trong các số liệu và sự không nhất quán này tạo ra những nghi ngờ rằng các biện pháp trừng phạt đang mất hiệu lực", ông Bellamy nói.
Ủy ban Công nghiệp, Nghiên cứu và Năng lượng cho biết, họ đang nỗ lực khắc phục những kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt và đã bổ nhiệm cựu đại sứ EU tại Hoa Kỳ David O’Sullivan làm đặc phái viên có nhiệm vụ giải quyết hành vi lách luật.
Aykhan Hajizada - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Azerbaijan - cho biết: "Azerbaijan không xuất khẩu dầu của Nga sang EU thông qua đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan", đồng thời cho biết thêm rằng trong khi "Azerbaijan tiếp tục sử dụng tất cả dầu không bị trừng phạt bất kể từ nguồn nào, cũng như tiến hành các hoạt động cung cấp và giao dịch của mình với sự thận trọng và cần mẫn tối đa, phù hợp với các luật và quy định liên quan."
Tập đoàn dầu khí BP trước đó cũng đã phủ nhận cáo buộc rằng đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan vận chuyển dầu của Nga.
Dữ liệu mà phóng viên Politico tiếp cận được cho thấy, các chuyến hàng dầu thô từ Ceyhan sang EU gần đây đã có sự sụt giảm về khối lượng, từ khoảng 3 triệu tấn/tháng (khoảng 700.000 thùng/ngày) vào đầu năm 2022 xuống còn khoảng 2 triệu tấn/tháng trong năm nay.
Cố vấn Ukraine thừa nhận dầu Nga vào châu Âu "hợp pháp"
Tuy nhiên, cùng lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gấp đôi lượng dầu nhập khẩu trực tiếp từ Nga vào năm ngoái, và cũng đã từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Nga, mặc dù vẫn cung cấp hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.Oleg Usenko - cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - nói với Politico: "Chúng tôi có đủ bằng chứng cho thấy một số công ty quốc tế đang mua các sản phẩm dầu đã được lọc từ dầu thô của Nga và bán chúng sang châu Âu. Điều đó hoàn toàn hợp pháp, nhưng không có nghĩa là chúng ta không cần phải làm gì."
Hôm 20/3, tổ chức phi chính phủ Global Witness của Anh đã công bố một báo cáo cho thấy, dầu của Nga đã liên tục được bán với giá vượt xa mức trần 60 USD do các nước G7 áp đặt vào tháng 12 năm ngoái.
Mai Rosner - một trong những tác giả của bản báo cáo - cho biết: "Thực tế là dầu của Nga tiếp tục chảy vòng quanh thế giới là một đặc điểm, không phải lỗi của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các chính phủ đã cung cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch một cánh cửa rộng mở, và các thương nhân hàng hóa cũng như các công ty dầu mỏ lớn đang khai thác những kẽ hở này để tiếp tục kinh doanh như bình thường."