Là vùng đất có bề dày lịch sử, từng là nơi phát triển của văn hóa Sa Huỳnh rực rỡ, sau đó chịu ảnh hưởng của vương quốc Champa. Đến thời Đại Việt, Quảng Ngãi trở thành một phần quan trọng, có vai trò trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Xa xưa, vùng đất nay là tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng đất của vương quốc Champa cổ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn các di tích văn hóa, di chỉ khảo cổ học liên quan đến nhận định về sự tồn tại của một vương quốc Champa cổ. Cả hai vùng đất Quảng Ngãi thời vương quốc Champa đều trải qua quá trình sáp nhập dần vào lãnh thổ Đại Việt trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Vùng đất Quảng Ngãi được chính thức đặt dưới sự quản lý của Đại Việt vào năm 1402 dưới thời nhà Hồ, sau đó lại thuộc vương quốc Champa. Đến năm 1471 thời vua Lê Thánh Tông nhà Hậu Lê, vùng đất Quảng Ngãi mới được thu hồi và hợp nhất vào đạo Thừa tuyên Quảng Nam.
Trong giai đoạn đầu thuộc về Đại Việt, cả vùng đất Quảng Ngãi nằm dưới sự quản lý của các đơn vị hành chính cấp cao hơn như phủ Quảng Nam (dinh Quảng Nam).
Quá trình hình thành và phát triển của cả hai tỉnh Quảng Ngãi gắn liền với sự di cư và khai khẩn của người Việt từ các vùng phía Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa vào sinh sống và lập nghiệp.
Thành Châu Sa là di tích ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Thành này được xem là kinh đô đầu tiên và quan trọng của vương quốc Champa (thế kỷ VII - X). Đây là một khu thành cổ rộng lớn với hệ thống tường thành, hào lũy kiên cố.
Mặc dù trải qua thời gian và chiến tranh, dấu vết của các công trình kiến trúc, nền móng và vật liệu xây dựng Champa vẫn còn được tìm thấy.
Thành Châu Sa có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển ban đầu của vương quốc Champa.
Tháp Chánh Lộ
Tháp Chánh Lộ được cho là từng tồn tại ở trung tâm thành phố Quảng Ngãi ngày nay. Các nhà khảo cổ học người Pháp đã khai quật khu vực này vào đầu thế kỷ XX và tìm thấy nhiều hiện vật cổ thuộc văn hóa Champa, bao gồm tượng thần Shiva, Brahma, các vũ nữ Apsara...
Dù tháp đã bị phá hủy, các hiện vật tìm được là minh chứng cho sự hiện diện của kiến trúc tôn giáo Champa tại đây.
Rải rác ở một số địa phương khác trong tỉnh Quảng Ngãi cũng ghi nhận các dấu vết của gạch Champa cổ, nền móng kiến trúc Champa.
Các cuộc khai quật khảo cổ và sưu tầm tại Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều tượng thần Hindu giáo (Shiva, Brahma, Vishnu), các linh vật (Naga, Kinnara) được chế tác bằng đá sa thạch và các chất liệu khác, mang đậm phong cách nghệ thuật Champa.
Năm 2017, một bộ Linga-Yoni bằng đá sa thạch được cho là lớn nhất từng được phát hiện trong văn hóa Champa đã được tìm thấy ở khu vực núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi.
Bộ Linga-Yoni bằng đá sa thạch là biểu tượng thờ sinh thực khí quan trọng trong tín ngưỡng của người Chăm.
Các đồ trang sức và vật dụng khác tìm thấy ở các phế tích Chăm tại Quảng Ngãi là các mảnh gốm, đồ trang sức bằng vàng, bạc và các vật dụng sinh hoạt mang phong cách Champa cũng được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ.
Vùng đất Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với các cộng đồng dân tộc bản địa như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng... Mãi đến những thế kỷ gần đây, vùng đất này mới có sự tiếp xúc và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn từ bên ngoài, đặc biệt là thời kỳ Pháp thuộc và sau này.
Ở Kon Tum có dấu tích của văn hóa Champa, dù không tập trung và quy mô lớn như ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Các dấu tích văn hóa Champa này chủ yếu được tìm thấy ở khu vực phía nam và đông nam của tỉnh Kon Tum, gần với Gia Lai, nơi có nhiều di tích Champa hơn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có các di tích văn hóa Champa sau:
Tại làng Kon Klor, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), người dân địa phương đã phát hiện những viên gạch được cho là thuộc về văn hóa Chăm pa.
Tuy nhiên, di tích này chưa được nghiên cứu sâu rộng và hiện không còn nhiều dấu vết.
Các phế tích Champa nhỏ khác
Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận một số phế tích nhỏ, gạch Chăm cổ rải rác ở một vài địa điểm khác trong tỉnh Kon Tum.
Một tượng Phật bằng sa thạch mang phong cách văn hóa Champa đã được tìm thấy ở chùa Bửu Minh (trước đây thuộc Kon Tum, nay thuộc Gia Lai).
Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo Champa đến khu vực. Các mảnh gốm, đồ trang sức: Một số hiện vật gốm và đồ trang sức mang phong cách Champa cũng được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ ở Kon Tum.
Trong lịch sử, vương quốc Champa có thời kỳ phát triển mạnh mẽ, mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng lên vùng Tây Nguyên, bao gồm cả khu vực Kon Tum ngày nay.
Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi trải qua giai đoạn sáp nhập với các tỉnh lân cận sau năm 1975.
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Còn tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh.
Năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 4 năm 2025), tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố, 1 thị xã, và 11 đơn vị hành chính cấp huyện.
Tỉnh Quảng Ngãi có 3 đảo chính thuộc huyện đảo Lý Sơn. Đó là các đảo: đảo Lớn (Cù Lao Ré là đảo lớn nhất và là trung tâm hành chính của huyện Lý Sơn; đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) là một hòn đảo nhỏ hơn nằm ở phía bắc đảo Lớn; đảo hòn Mù Cu là một hòn đảo nhỏ không có người sinh sống, nằm ở phía đông của đảo Lớn.
Tính đến tháng 4 năm 2025, diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi là 5.135,20 km². Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 (thời điểm 1/4/2024): 1.256.952 người và tiếp tục xu hướng tăng.
Kon Tum
Tháng 10 năm 1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Tỉnh lỵ của Kon Tum lúc bấy giờ đặt tại thị xã Pleiku. Ngày 10 tháng 10 năm 1978, huyện Sa Thầy được thành lập trên cơ sở tách một phần đất từ các huyện Đăk Tô và thị xã Kon Tum.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991: Tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum thành hai tỉnh độc lập là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Kon Tum có tỉnh lỵ là thị xã Kon Tum (sau này là thành phố Kon Tum).
Hiện nay, tỉnh Kon Tum có 1 thành phố và 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Tính đến tháng 4 năm 2025, diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.677,3 km².
Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 (thời điểm 1/4/2024): Dân số tỉnh Kon Tum là 598.201 người.
Quảng Ngãi có nhiều thế mạnh kinh tế đa dạng.
Về công nghiệp, Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất. Đây là khu kinh tế trọng điểm của miền Trung, với nhiều ngành công nghiệp lớn như, lọc hóa dầu; hóa chất, thép, đóng tàu.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng của cả nước.
Quảng Ngãi còn các khu công nghiệp khác như: VSIP Quảng Ngãi, khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, Phổ Phong và các cụm công nghiệp vệ tinh tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp khác nhau.
Quảng Ngãi xác định công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh tế, hướng đến phát triển công nghiệp xanh và công nghệ cao.
Quảng Ngãi cũng có thế mạnh về kinh tế biển. Đường bờ biển Quảng Ngãi dài và vùng biển rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
Vùng biển Quảng Ngãi có nguồn lợi hải sản phong phú phục vụ cho hoạt động đánh bắt, khai thác của ngư dân. Nhiều loại cá, tôm, cua, mực có giá trị kinh tế cao.
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản, hải sản ở Quảng Ngãi lơn. Các bãi triều, vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho nuôi tôm, cá, nhuyễn thể.
Bờ biển Quảng Ngãi đẹp, nhiều bãi tắm, đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn với tiềm năng du lịch lớn.
Quảng Ngãi có cảng biển nước sâu Dung Quất thuận lợi cho vận tải biển và kinh tế hàng hải. Với điều kiện khí hậu và độ mặn phù hợp, sản xuất muối cũng là một thế mạnh của Quảng Ngãi.
Du lịch biển đảo của Quảng Ngãi đang phát triển mạnh, tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.
Huyện đảo Lý Sơn đang được đầu tư phát triển thành khu du lịch quốc gia với du lịch xanh và sinh thái. Quảng Ngãi là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh với nhiều di tích có giá trị.
Quảng Ngãi còn nhiều bãi biển đẹp và các điểm du lịch tự nhiên khác; co tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; gắn kết với văn hóa bản địa.
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi.
Nông nghiệp cũng là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Tỉnh có đất đai, khí hậu đa dạng thuận lợi cho trồng trọt nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và lương thực.
Trong nông nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi cũng đang phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; các mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng núi; hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp bền vững, trồng các cây đặc sản...
Cũng như Quảng Ngãi, tỉnh Kon Tum có đất đai và khí hậu đa dạng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều.
Kon Tum là một trong các tỉnh có diện tích rừng lớn với iềm năng phát triển lâm nghiệp, chế biến gỗ và các sản phẩm từ rừng. Kon Tum cũng có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon rừng.
Đặc biệt, tỉnh Kon Tum có thế mạnh về phát triển, khai thác, chế biến cây dược liệu quý hiếm.
Cây Sâm Ngọc Linh là một đặc sản nổi tiếng, có giá trị kinh tế và dược liệu cao, đang được tỉnh Kon Tum đầu tư phát triển thành sản phẩm chủ lực. Nhiều loại dược liệu khác cũng có tiềm năng phát triển. Tỉnh cũng đang phát triển chăn nuôi đại gia súc như bò, trâu và các loại gia cầm.
Kon Tum là địa bàn có văn hóa đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc sắc, lễ hội truyền thống hấp dẫn. Nhiều cảnh quan tự nhiên ở Kon Tumn đẹp như thác nước, hồ, núi rừng nguyên sơ, khí hậu mát mẻ, đặc biệt là khu vực Măng Đen được ví như "Đà Lạt thứ hai".
Phát triển các sản phẩm du lịch ở Kon Tum gắn với các di tích liên quan đến chiến tranh, văn hóa các dân tộc bản địa. Du lịch sinh thái và cộng đồng có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa bản địa. Kon Tum đang hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.
Xa xưa, vùng đất nay là tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng đất của vương quốc Champa cổ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn các di tích văn hóa, di chỉ khảo cổ học liên quan đến nhận định về sự tồn tại của một vương quốc Champa cổ. Cả hai vùng đất Quảng Ngãi thời vương quốc Champa đều trải qua quá trình sáp nhập dần vào lãnh thổ Đại Việt trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Vùng đất Quảng Ngãi được chính thức đặt dưới sự quản lý của Đại Việt vào năm 1402 dưới thời nhà Hồ, sau đó lại thuộc vương quốc Champa. Đến năm 1471 thời vua Lê Thánh Tông nhà Hậu Lê, vùng đất Quảng Ngãi mới được thu hồi và hợp nhất vào đạo Thừa tuyên Quảng Nam.

Trong giai đoạn đầu thuộc về Đại Việt, cả vùng đất Quảng Ngãi nằm dưới sự quản lý của các đơn vị hành chính cấp cao hơn như phủ Quảng Nam (dinh Quảng Nam).
Quá trình hình thành và phát triển của cả hai tỉnh Quảng Ngãi gắn liền với sự di cư và khai khẩn của người Việt từ các vùng phía Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa vào sinh sống và lập nghiệp.
Một số di tích, di chỉ khảo cổ liên quan đến văn hóa Champa trên đất Quảng Ngãi:
1: Thành Châu Sa (hay Phật Thệ)
Thành Châu Sa là di tích ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Thành này được xem là kinh đô đầu tiên và quan trọng của vương quốc Champa (thế kỷ VII - X). Đây là một khu thành cổ rộng lớn với hệ thống tường thành, hào lũy kiên cố.
Mặc dù trải qua thời gian và chiến tranh, dấu vết của các công trình kiến trúc, nền móng và vật liệu xây dựng Champa vẫn còn được tìm thấy.
Thành Châu Sa có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển ban đầu của vương quốc Champa.
2: Các phế tích tháp Champa
Tháp Chánh Lộ
Tháp Chánh Lộ được cho là từng tồn tại ở trung tâm thành phố Quảng Ngãi ngày nay. Các nhà khảo cổ học người Pháp đã khai quật khu vực này vào đầu thế kỷ XX và tìm thấy nhiều hiện vật cổ thuộc văn hóa Champa, bao gồm tượng thần Shiva, Brahma, các vũ nữ Apsara...
Dù tháp đã bị phá hủy, các hiện vật tìm được là minh chứng cho sự hiện diện của kiến trúc tôn giáo Champa tại đây.
Rải rác ở một số địa phương khác trong tỉnh Quảng Ngãi cũng ghi nhận các dấu vết của gạch Champa cổ, nền móng kiến trúc Champa.
3: Các hiện vật điêu khắc Champa
Các cuộc khai quật khảo cổ và sưu tầm tại Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều tượng thần Hindu giáo (Shiva, Brahma, Vishnu), các linh vật (Naga, Kinnara) được chế tác bằng đá sa thạch và các chất liệu khác, mang đậm phong cách nghệ thuật Champa.

Năm 2017, một bộ Linga-Yoni bằng đá sa thạch được cho là lớn nhất từng được phát hiện trong văn hóa Champa đã được tìm thấy ở khu vực núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi.
Bộ Linga-Yoni bằng đá sa thạch là biểu tượng thờ sinh thực khí quan trọng trong tín ngưỡng của người Chăm.
Các đồ trang sức và vật dụng khác tìm thấy ở các phế tích Chăm tại Quảng Ngãi là các mảnh gốm, đồ trang sức bằng vàng, bạc và các vật dụng sinh hoạt mang phong cách Champa cũng được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ.
Vùng đất Kon Tum với sự hiện diện của văn hóa Champa
Vùng đất Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với các cộng đồng dân tộc bản địa như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng... Mãi đến những thế kỷ gần đây, vùng đất này mới có sự tiếp xúc và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn từ bên ngoài, đặc biệt là thời kỳ Pháp thuộc và sau này.
Ở Kon Tum có dấu tích của văn hóa Champa, dù không tập trung và quy mô lớn như ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Các dấu tích văn hóa Champa này chủ yếu được tìm thấy ở khu vực phía nam và đông nam của tỉnh Kon Tum, gần với Gia Lai, nơi có nhiều di tích Champa hơn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có các di tích văn hóa Champa sau:

Tháp Kon Klor
Tại làng Kon Klor, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), người dân địa phương đã phát hiện những viên gạch được cho là thuộc về văn hóa Chăm pa.
Tuy nhiên, di tích này chưa được nghiên cứu sâu rộng và hiện không còn nhiều dấu vết.
Các phế tích Champa nhỏ khác
Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận một số phế tích nhỏ, gạch Chăm cổ rải rác ở một vài địa điểm khác trong tỉnh Kon Tum.
Tượng Phật bằng sa thạch
Một tượng Phật bằng sa thạch mang phong cách văn hóa Champa đã được tìm thấy ở chùa Bửu Minh (trước đây thuộc Kon Tum, nay thuộc Gia Lai).
Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo Champa đến khu vực. Các mảnh gốm, đồ trang sức: Một số hiện vật gốm và đồ trang sức mang phong cách Champa cũng được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ ở Kon Tum.
Trong lịch sử, vương quốc Champa có thời kỳ phát triển mạnh mẽ, mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng lên vùng Tây Nguyên, bao gồm cả khu vực Kon Tum ngày nay.

Quảng Ngãi, Kon Tum và quá trình tách, nhập sau năm 1975
Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi trải qua giai đoạn sáp nhập với các tỉnh lân cận sau năm 1975.
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Còn tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh.
Năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 4 năm 2025), tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố, 1 thị xã, và 11 đơn vị hành chính cấp huyện.
Tỉnh Quảng Ngãi có 3 đảo chính thuộc huyện đảo Lý Sơn. Đó là các đảo: đảo Lớn (Cù Lao Ré là đảo lớn nhất và là trung tâm hành chính của huyện Lý Sơn; đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) là một hòn đảo nhỏ hơn nằm ở phía bắc đảo Lớn; đảo hòn Mù Cu là một hòn đảo nhỏ không có người sinh sống, nằm ở phía đông của đảo Lớn.
Tính đến tháng 4 năm 2025, diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi là 5.135,20 km². Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 (thời điểm 1/4/2024): 1.256.952 người và tiếp tục xu hướng tăng.
Kon Tum

Tháng 10 năm 1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Tỉnh lỵ của Kon Tum lúc bấy giờ đặt tại thị xã Pleiku. Ngày 10 tháng 10 năm 1978, huyện Sa Thầy được thành lập trên cơ sở tách một phần đất từ các huyện Đăk Tô và thị xã Kon Tum.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991: Tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum thành hai tỉnh độc lập là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Kon Tum có tỉnh lỵ là thị xã Kon Tum (sau này là thành phố Kon Tum).
Hiện nay, tỉnh Kon Tum có 1 thành phố và 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Tính đến tháng 4 năm 2025, diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.677,3 km².
Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 (thời điểm 1/4/2024): Dân số tỉnh Kon Tum là 598.201 người.
Nông nghiệp, Du lịch là 2 thế mạnh, điểm chung của Quảng Ngãi, Kon Tum
Quảng Ngãi có nhiều thế mạnh kinh tế đa dạng.
Về công nghiệp, Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất. Đây là khu kinh tế trọng điểm của miền Trung, với nhiều ngành công nghiệp lớn như, lọc hóa dầu; hóa chất, thép, đóng tàu.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng của cả nước.
Quảng Ngãi còn các khu công nghiệp khác như: VSIP Quảng Ngãi, khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, Phổ Phong và các cụm công nghiệp vệ tinh tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp khác nhau.
Quảng Ngãi xác định công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh tế, hướng đến phát triển công nghiệp xanh và công nghệ cao.
Quảng Ngãi cũng có thế mạnh về kinh tế biển. Đường bờ biển Quảng Ngãi dài và vùng biển rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
Vùng biển Quảng Ngãi có nguồn lợi hải sản phong phú phục vụ cho hoạt động đánh bắt, khai thác của ngư dân. Nhiều loại cá, tôm, cua, mực có giá trị kinh tế cao.
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản, hải sản ở Quảng Ngãi lơn. Các bãi triều, vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho nuôi tôm, cá, nhuyễn thể.
Bờ biển Quảng Ngãi đẹp, nhiều bãi tắm, đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn với tiềm năng du lịch lớn.
Quảng Ngãi có cảng biển nước sâu Dung Quất thuận lợi cho vận tải biển và kinh tế hàng hải. Với điều kiện khí hậu và độ mặn phù hợp, sản xuất muối cũng là một thế mạnh của Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi có tiềm năng lớn về phát triển du lịch
Du lịch biển đảo của Quảng Ngãi đang phát triển mạnh, tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.
Huyện đảo Lý Sơn đang được đầu tư phát triển thành khu du lịch quốc gia với du lịch xanh và sinh thái. Quảng Ngãi là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh với nhiều di tích có giá trị.
Quảng Ngãi còn nhiều bãi biển đẹp và các điểm du lịch tự nhiên khác; co tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; gắn kết với văn hóa bản địa.
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi.
Nông nghiệp cũng là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Tỉnh có đất đai, khí hậu đa dạng thuận lợi cho trồng trọt nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và lương thực.
Trong nông nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi cũng đang phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; các mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng núi; hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp bền vững, trồng các cây đặc sản...
Cũng như Quảng Ngãi, tỉnh Kon Tum có đất đai và khí hậu đa dạng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều.
Kon Tum là một trong các tỉnh có diện tích rừng lớn với iềm năng phát triển lâm nghiệp, chế biến gỗ và các sản phẩm từ rừng. Kon Tum cũng có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon rừng.
Đặc biệt, tỉnh Kon Tum có thế mạnh về phát triển, khai thác, chế biến cây dược liệu quý hiếm.
Cây Sâm Ngọc Linh là một đặc sản nổi tiếng, có giá trị kinh tế và dược liệu cao, đang được tỉnh Kon Tum đầu tư phát triển thành sản phẩm chủ lực. Nhiều loại dược liệu khác cũng có tiềm năng phát triển. Tỉnh cũng đang phát triển chăn nuôi đại gia súc như bò, trâu và các loại gia cầm.
Kon Tum là địa bàn có văn hóa đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc sắc, lễ hội truyền thống hấp dẫn. Nhiều cảnh quan tự nhiên ở Kon Tumn đẹp như thác nước, hồ, núi rừng nguyên sơ, khí hậu mát mẻ, đặc biệt là khu vực Măng Đen được ví như "Đà Lạt thứ hai".
Phát triển các sản phẩm du lịch ở Kon Tum gắn với các di tích liên quan đến chiến tranh, văn hóa các dân tộc bản địa. Du lịch sinh thái và cộng đồng có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa bản địa. Kon Tum đang hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.