Đầu tư 11 tỷ USD chế tạo kính thiên văn mới thay thế Hubble

Theo Digitaltrends, đây là một khoảng thời gian thú vị nhất trong năm đối với người yêu thiên văn. Đây không phải là ngày nghỉ lễ hay một dịp ra mắt kính thiên văn mới. Tuần này, Viện Hàn lâm Khoa học - Kỹ thuật - Y học Quốc gia (Mỹ) sẽ công bố kết quả 1 cuộc khảo sát.
Cuộc khảo sát này được tiến hành 10 năm 1 lần, nhằm đưa ra kế hoạch cho thập kỷ tiếp theo của ngành thiên văn học ở Mỹ - các nhà khoa học cần xác định trong 10 năm tới họ sẽ làm gì, hay nghiên cứu cái gì?
Đầu tư 11 tỷ USD chế tạo kính thiên văn mới thay thế Hubble
Khảo sát Thập kỷ về Thiên văn học và Vật lý Thiên văn 2020, được gọi là Astro2020, ưu tiên ba chủ đề chính cho hướng nghiên cứu 10 năm tiếp theo:
Thứ nhất, tiếp tục tìm kiếm các hành tinh có khả năng chứa sự sống.
Thứ 2, tìm hiểu những bí ẩn của vũ trụ bao gồm vật chất tối và cách vũ trụ đang mở rộng.
Thứ 3, tìm hiểu về cách các thiên hà hình thành.
Cuộc khảo sát này cũng công nhận tầm quan trọng của việc mở rộng sự đa dạng, khả năng tiếp cận trong thiên văn học và hỗ trợ các nhà nghiên cứu mới khởi nghiệp.
Một trong những đề xuất là xây dựng một ‘đài thiên văn vĩ đại’ mới để thay thế Kính viễn vọng Không gian Hubble, vốn đã cũ và liên tục gặp sự cố phần cứng trong thời gian gần đây. Kính thiên văn khổng lồ mới có thể hoạt động ở bước sóng quang học, hồng ngoại và tia cực tím. Nó có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ như quan sát các hành tinh xa xôi để xem liệu chúng có sự sống hay không?
Kính viễn vọng khổng lồ được đề xuất sẽ là sự kết hợp của hai ý tưởng: sứ mệnh của Đài quan sát các hành tinh bên ngoài có thể sống được của NASA (HabEx) và sứ mệnh của Trung tâm quan sát hồng ngoại quang học cực tím lớn (LUVOIR). Với chi phí 11 tỷ USD, nó sẽ có thể nhìn thấy những hành tinh xa xôi gấp 10 tỷ lần so với những ngôi sao mà chúng quay quanh.
Fiona Harrison, chủ tịch bộ phận vật lý, toán học và thiên văn học tại Viện Công nghệ California, cho biết: “Báo cáo này đặt ra một tầm nhìn đầy tham vọng, đầy cảm hứng và khát vọng cho thập kỷ sắp tới của thiên văn học và vật lý học thiên văn. Khi thay đổi cách lập kế hoạch cho các dự án không gian chiến lược đầy tham vọng nhất, chúng tôi có thể phát triển một danh mục nhiệm vụ rộng lớn để theo đuổi các mục tiêu có tầm nhìn xa, chẳng hạn như tìm kiếm sự sống trên các hành tinh quay quanh các ngôi sao trong vùng lân cận thiên hà của chúng ta - đồng thời khai thác sự phong phú của Vật lý thiên văn thế kỷ 21 thông qua kết quả quan sát của kính thiên văn mới”.
Theo Digitalstrend
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top