Đây chính là đối thủ của khủng long bạo chúa thời tiền sử?

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hóa thạch có tuổi thọ hơn 90 triệu năm của một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất trên Trái Đất, hóa thạch này được tìm thấy ở Uzbekistan.
Dựa trên những mẫu vật được tìm thấy, các nhà khoa học đã xác định sinh vật tiền sử chính là loài Ulughbegsaurus uzbekistanensis, chúng có chiều dài ít nhất là 7m và nặng hơn 1 tấn. Dựa trên mẫu hóa thạch thu được cho thấy con khủng long có kích thước từ 7m – 8,5m, ngoài ra cân nặng lớn nhất mà chúng đạt được là 6 tấn. Với kích thước và cân nặng khổng lồ này, chúng được so sánh với loài khủng long bạo chúa và loài spinosaurids.
Đây chính là đối thủ của khủng long bạo chúa thời tiền sử?
Ulughbegsaurus uzbekistanensis là nhóm đại diện cho chi khủng long săn mồi hoàn toàn mới, chúng nằm trong nhóm khủng long chân đốt Carcharodontosauria (nhóm khủng long chân đốt săn mồi, chúng bao gồm những con có kích thước từ trung bình đến lớn). Những loài động vật chân đốt này phát triển mạnh mẽ ở lục địa phía nam Gondwana từ kỷ Jura đến cuối kỷ Phấn trắng, nhưng đã biến mất trên ở lục địa phía bắc Laurasia sau giai đoạn Turonian của kỷ Phấn trắng. Ngoài ra, chúng còn được coi là những kẻ săn mồi đỉnh cao khi nhanh chóng tiêu diệt và đánh chiếm các nguồn thực phẩm trong suốt 20 triệu năm cuối cùng của kỷ Phấn trắng.
Đây chính là đối thủ của khủng long bạo chúa thời tiền sử?
Loài khủng long sát thủ này đã sống ở khắp các khu vực trên vùng đất là Uzbekistan ngày nay từ khoảng 90 triệu năm đến 7 triệu năm trở về trước, cho đến khi T-rex xuất hiện. Với kích thước vượt trội và bộ hàm mạnh mẽ, chúng trở thành kẻ săn mồi đúng đầu bảng xếp hạng trong hệ sinh thái. Không chỉ ăn các sinh vật khác mà thực đơn của chúng còn bao gồm luôn cả những con khủng long có sừng và khủng long cổ dài khổng lồ… tất cả đều có thể trở thành bữa ăn cho loài khủng long này.
Đây chính là đối thủ của khủng long bạo chúa thời tiền sử?
Các hóa thạch đầu tiên được tìm thấy bao gồm hóa thạch xương hàm của khủng long sát thủ, chúng xuất hiện ở khu vực sa mạc Kyzylkum của Uzbekistan vào những năm 1980, nhưng mãi đến năm 2019, các nhà nghiên cứu mới có thể tìm thấy những hóa thạch khác, chúng đang được trưng bằy trong một bộ sưu tập của bảo tàng Uzbekistan. Theo tiến sĩ Kohei Tanaka đến từ Đại học Nagoya của Nhật Bản, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Dựa vào kích thước xương hàm, chúng tôi có thể tính toán được hộp sọ của Ulughbegsaurus dài tới 1 m. Nó có những chiếc răng sắc nhọn và dài khoảng 23cm, dài hơn 20% số răng của các loài khủng long còn lại”.
Đây chính là đối thủ của khủng long bạo chúa thời tiền sử?
Do đó, Ulughbegsaurus vẫn luôn được mệnh danh là một trong những loài động vật ăn thịt mới nhất còn sống sót ở Laurasia cho đến khi bị diệt vong.
Mai Trần - Theo Sci-News
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top