Chúng ta có thể không bao giờ loại bỏ sạch Covid-19 nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tác động của nó.
Bài liên quan:
PC-Covid đã truy vết 379 người có liên quan đến các F0 trong cộng đồng ở Hà Đông
PC-Covid: Ứng dụng phòng chống dịch duy nhất đã chính thức cho tải về
Số ca lây nhiễm giảm, tỷ lệ tử vong do Covid-19 cũng giảm khi độ phủ tiêm chủng ngừa Covid-19 tăng lên. Song tương lai đó có thể khó tưởng tượng với diễn biến phức tạp của biến thể Delta và có thể xuất hiện những biến thể tương tự nữa trong khi hiệu quả vắc xin phai nhanh theo thời gian, khả năng cao phải tiêm ngừa hằng năm.
Vì vậy, chiến lược đối phó với đại dịch đã chuyển sang giai đoạn mới – sống chung an toàn với Covid-19, gọi là bình thường mới. Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được khôi phục lại đồng thời kiểm soát được ngay các ổ dịch nhỏ lốm đốm xuất hiện trong cộng đồng - các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan và giảm thiểu tác động của nó đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội.
Đoàn viên thanh niên dán mã QR tại các điểm công cộng để người dân ra vào quét mã QR
Trong hai năm vừa qua, công nghệ và các giải pháp liên quan đã góp sức rất nhiều trong việc xác định, hạn chế lây lan và phòng chống dịch bệnh. Một số địa phương đang kiểm soát dịch hiệu quả và từng bước mở cửa trở lại cuộc sống bình thường mới một cách vững chắc, an toàn nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ.
Bắc Giang là một trường hợp điển hình như vậy. Đây là tỉnh đã từng bị đại dịch Covid-19 “càn quét” qua hồi đầu tháng 5/2021, là tâm dịch lớn nhất cả nước khi đó. Sau hai tháng, dịch đã được kiểm soát chặt chẽ, người dân trở lại với bình thường mới. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng trong tỉnh xuất hiện một vài ca dương tính, nhưng được phát hiện và dập ngay, không có khả năng hình thành ổ dịch mới.
Ngay cạnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh cũng đã chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Là một trong những tỉnh đầu tiên hoàn thành tiêm chủng ngừa Covid-19 mũi 1 sớm nhất, Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành tiêm mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên vào cuối tháng 10, chậm nhất là tháng 11/2021.
Để phát hiện và xử lý mầm mống dịch ngay từ đầu, tỉnh đã rất quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ, liên thông dữ liệu phục vụ phòng chống dịch. Chủ tịch UBND giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tích hợp, đồng bộ kết quả xét nghiệm, liên thông dữ liệu trên ứng dụng PC Covid của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch quốc gia. Sử dụng nền tảng quét mã QR tại chốt kiểm dịch, các tụ điểm công cộng như cơ quan, trung tâm thương mại… Hiện Quảng Ninh là địa phương đứng thứ 2 về lượt quét QR (sau Hà Nội).
Tỉnh Quảng Ninh đang củng cố năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, trong đó nghiên cứu triển khai thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI tại chốt kiểm soát Bạch Đằng, nhân rộng nếu hoạt động hiệu quả; thiết lập các điểm kiểm soát dịch bằng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, điểm kinh doanh; yêu cầu người dân thực hiện quét mã QR khi đi đến các điểm nêu trên để kiểm soát chặt chẽ quá trình di chuyển, phục vụ công tác quản lý khi cần thiết. Tỉnh đặt mục tiêu trở thành địa phương đi đầu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch Covid-19.
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong nhóm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu vực bị ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch Covid-19 – nay đã chuyển sang bình thường mới. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết một trong những nguyên nhân đem lại thành quả trên là tỉnh quyết liệt với phương châm “Phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, truy vết nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.
Đã có thời điểm trên địa bàn tỉnh, một số nơi xuất hiện dịch và dập được ngay, một số nơi rất nặng sau cũng kiểm soát tốt, còn một số nơi không nặng nhưng dây dưa mãi không hết dịch. Nghiên cứu số liệu thì nguyên nhân chính những nơi dây dưa không hết dịch là do truy vết không triệt để, bỏ sót F1/F0. Để giải quyết bài toán này cần phải có công nghệ, cụ thể là qua ứng dụng truy vết tiếp xúc và quét mã QR. Từ khi đẩy mạnh truy vết bằng công nghệ, số lượng F1 tìm được tăng tỷ lệ với F0, có nghĩa hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Hiện nay, khai báo y tế, quét mã QR là hai trong số các giải pháp công nghệ thiết yếu của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong điều kiện bình thường mới. 100% người ra vào các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người phải thực hiện quét mã QR, khai báo y tế. Dữ liệu được cập nhật lên hệ thống để các cơ quan chuyên ngành khai thác sử dụng chung.
Khác với các tỉnh nói trên, Hà Nội trải qua một thời gian khá dài trong nỗi phập phồng lo ngại dịch bùng phát, với những ổ dịch, đốm dịch trong cộng đồng xuất hiện rải rác. Có thời điểm một ngày ghi nhận hơn 100 ca, vùng đỏ bao trùm tất cả các quận nội thành, Hà Nội thực hiện giãn cách ở mức độ cao nhất. Sau hai tháng giãn cách, cùng với nhiều biện pháp quyết liệt, số ca Covid-19 giảm mạnh, thậm chí nhiều ngày liền không xuất hiện ca mới, Hà Nội nới lỏng giãn cách và bắt đầu trở về bình thường mới.
Ứng dụng PC Covid đã trợ giúp đắc lực cho công tác phòng chống dịch nhờ truy vết người liên quan đến F0 nhanh, chính xác.
Có thể thấy trong quá trình này sát cánh cùng Hà Nội là Trung tâm Công nghệ Phòng chống dịch quốc gia. Trung tâm tư vấn cho Hà Nội áp dụng chiến lược xét nghiệm chốt chặn tại bệnh viện và sử dụng công nghệ trong phòng chống dịch, đặc biệt là đẩy mạnh khai báo y tế và kiểm soát thông tin người vào ra các địa điểm bằng quét QR Code. Nhờ người dân khai báo ho, sốt qua Bluezone và tokhaiyte.vn, quét mã QR điểm đến, Hà Nội đã phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng, có thể kịp thời khoanh vùng dập dịch.
Cùng với bóc tách F0, xét nghiệm diện rộng và bao phủ tiêm chủng là các biện pháp giúp Hà Nội chống Covid-19 hiệu quả. Hai nền tảng: quản lý tiêm chủng Covid-19; hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến giúp Hà Nội tiết kiệm thời gian lấy mẫu, thống kê nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được nhu cầu cần thông tin liên tục để có những chiến lược dập dịch phù hợp cho thành phố, thuận lợi cho người dân khi kết quả xét nghiệm, thông tin tiêm chủng hiển thị ngay trên ứng dụng.
Trong điều kiện bình thường mới, Hà Nội áp dụng các giải pháp công nghệ "Kết hợp giữa việc ghi nhận tiếp xúc gần, kiểm soát vào, ra bằng mã QR và truy vết thần tốc". Để thực hiện truy vết nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh, Hà Nội đã thực hiện các biện pháp khai báo y tế trực tuyến, quét mã QR đối với khách hàng đến mua sắm.
Những bài học nói trên cho thấy, để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19, bên cạnh nguyên tắc 5K và vaccine, công nghệ là một yếu tố đặc biệt quan trọng giúp con người dần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới một cách bền vững. Đến ngày 11/10, toàn quốc có 2,3 triệu địa điểm đăng ký quét QR, có tổng cộng hơn 76,5 triệu lượt quét; có 200 nghìn địa điểm hoạt động thường xuyên, mỗi ngày có khoảng 500 nghìn người thực hiện quét QR.
Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19, bao gồm kết nối các dữ liệu dân cư, tiêm vaccine, sổ sức khỏe, xét nghiệm trên Ứng dụng phòng, chống Covid-19 ( Pc Covid), để người dân chỉ cần sử dụng một ứng dụng duy nhất, cơ quan chức năng phòng chống dịch khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.
Bài liên quan:
PC-Covid đã truy vết 379 người có liên quan đến các F0 trong cộng đồng ở Hà Đông
PC-Covid: Ứng dụng phòng chống dịch duy nhất đã chính thức cho tải về
Số ca lây nhiễm giảm, tỷ lệ tử vong do Covid-19 cũng giảm khi độ phủ tiêm chủng ngừa Covid-19 tăng lên. Song tương lai đó có thể khó tưởng tượng với diễn biến phức tạp của biến thể Delta và có thể xuất hiện những biến thể tương tự nữa trong khi hiệu quả vắc xin phai nhanh theo thời gian, khả năng cao phải tiêm ngừa hằng năm.
Vì vậy, chiến lược đối phó với đại dịch đã chuyển sang giai đoạn mới – sống chung an toàn với Covid-19, gọi là bình thường mới. Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được khôi phục lại đồng thời kiểm soát được ngay các ổ dịch nhỏ lốm đốm xuất hiện trong cộng đồng - các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan và giảm thiểu tác động của nó đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội.
Trong hai năm vừa qua, công nghệ và các giải pháp liên quan đã góp sức rất nhiều trong việc xác định, hạn chế lây lan và phòng chống dịch bệnh. Một số địa phương đang kiểm soát dịch hiệu quả và từng bước mở cửa trở lại cuộc sống bình thường mới một cách vững chắc, an toàn nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ.
Bắc Giang là một trường hợp điển hình như vậy. Đây là tỉnh đã từng bị đại dịch Covid-19 “càn quét” qua hồi đầu tháng 5/2021, là tâm dịch lớn nhất cả nước khi đó. Sau hai tháng, dịch đã được kiểm soát chặt chẽ, người dân trở lại với bình thường mới. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng trong tỉnh xuất hiện một vài ca dương tính, nhưng được phát hiện và dập ngay, không có khả năng hình thành ổ dịch mới.
Công thức kiểm soát dịch ngắn gọn là “5K + vắc xin + công nghệ”.
Trong bối cảnh độ phủ vắc xin còn chưa nhiều, tính đến nay toàn tỉnh tiêm được 784.452 liều, đạt 47% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi; việc áp dụng công nghệ kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 là thiết yếu với bình thường mới. Các nền tảng khai báo y tế, quét mã QR, quản lý tiêm chủng tự động cập nhật thông tin người tiêm… vừa thuận lợi cho người dân, giảm tải cho hệ thống y tế, truy vết vừa giúp cơ quan chức năng phát hiện và dập dịch kịp thời.Ngay cạnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh cũng đã chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Là một trong những tỉnh đầu tiên hoàn thành tiêm chủng ngừa Covid-19 mũi 1 sớm nhất, Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành tiêm mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên vào cuối tháng 10, chậm nhất là tháng 11/2021.
Để phát hiện và xử lý mầm mống dịch ngay từ đầu, tỉnh đã rất quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ, liên thông dữ liệu phục vụ phòng chống dịch. Chủ tịch UBND giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tích hợp, đồng bộ kết quả xét nghiệm, liên thông dữ liệu trên ứng dụng PC Covid của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch quốc gia. Sử dụng nền tảng quét mã QR tại chốt kiểm dịch, các tụ điểm công cộng như cơ quan, trung tâm thương mại… Hiện Quảng Ninh là địa phương đứng thứ 2 về lượt quét QR (sau Hà Nội).
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong nhóm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu vực bị ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch Covid-19 – nay đã chuyển sang bình thường mới. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết một trong những nguyên nhân đem lại thành quả trên là tỉnh quyết liệt với phương châm “Phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, truy vết nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.
Đã có thời điểm trên địa bàn tỉnh, một số nơi xuất hiện dịch và dập được ngay, một số nơi rất nặng sau cũng kiểm soát tốt, còn một số nơi không nặng nhưng dây dưa mãi không hết dịch. Nghiên cứu số liệu thì nguyên nhân chính những nơi dây dưa không hết dịch là do truy vết không triệt để, bỏ sót F1/F0. Để giải quyết bài toán này cần phải có công nghệ, cụ thể là qua ứng dụng truy vết tiếp xúc và quét mã QR. Từ khi đẩy mạnh truy vết bằng công nghệ, số lượng F1 tìm được tăng tỷ lệ với F0, có nghĩa hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Hiện nay, khai báo y tế, quét mã QR là hai trong số các giải pháp công nghệ thiết yếu của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong điều kiện bình thường mới. 100% người ra vào các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người phải thực hiện quét mã QR, khai báo y tế. Dữ liệu được cập nhật lên hệ thống để các cơ quan chuyên ngành khai thác sử dụng chung.
Khác với các tỉnh nói trên, Hà Nội trải qua một thời gian khá dài trong nỗi phập phồng lo ngại dịch bùng phát, với những ổ dịch, đốm dịch trong cộng đồng xuất hiện rải rác. Có thời điểm một ngày ghi nhận hơn 100 ca, vùng đỏ bao trùm tất cả các quận nội thành, Hà Nội thực hiện giãn cách ở mức độ cao nhất. Sau hai tháng giãn cách, cùng với nhiều biện pháp quyết liệt, số ca Covid-19 giảm mạnh, thậm chí nhiều ngày liền không xuất hiện ca mới, Hà Nội nới lỏng giãn cách và bắt đầu trở về bình thường mới.
Có thể thấy trong quá trình này sát cánh cùng Hà Nội là Trung tâm Công nghệ Phòng chống dịch quốc gia. Trung tâm tư vấn cho Hà Nội áp dụng chiến lược xét nghiệm chốt chặn tại bệnh viện và sử dụng công nghệ trong phòng chống dịch, đặc biệt là đẩy mạnh khai báo y tế và kiểm soát thông tin người vào ra các địa điểm bằng quét QR Code. Nhờ người dân khai báo ho, sốt qua Bluezone và tokhaiyte.vn, quét mã QR điểm đến, Hà Nội đã phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng, có thể kịp thời khoanh vùng dập dịch.
Cùng với bóc tách F0, xét nghiệm diện rộng và bao phủ tiêm chủng là các biện pháp giúp Hà Nội chống Covid-19 hiệu quả. Hai nền tảng: quản lý tiêm chủng Covid-19; hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến giúp Hà Nội tiết kiệm thời gian lấy mẫu, thống kê nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được nhu cầu cần thông tin liên tục để có những chiến lược dập dịch phù hợp cho thành phố, thuận lợi cho người dân khi kết quả xét nghiệm, thông tin tiêm chủng hiển thị ngay trên ứng dụng.
Trong điều kiện bình thường mới, Hà Nội áp dụng các giải pháp công nghệ "Kết hợp giữa việc ghi nhận tiếp xúc gần, kiểm soát vào, ra bằng mã QR và truy vết thần tốc". Để thực hiện truy vết nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh, Hà Nội đã thực hiện các biện pháp khai báo y tế trực tuyến, quét mã QR đối với khách hàng đến mua sắm.
Những bài học nói trên cho thấy, để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19, bên cạnh nguyên tắc 5K và vaccine, công nghệ là một yếu tố đặc biệt quan trọng giúp con người dần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới một cách bền vững. Đến ngày 11/10, toàn quốc có 2,3 triệu địa điểm đăng ký quét QR, có tổng cộng hơn 76,5 triệu lượt quét; có 200 nghìn địa điểm hoạt động thường xuyên, mỗi ngày có khoảng 500 nghìn người thực hiện quét QR.
Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19, bao gồm kết nối các dữ liệu dân cư, tiêm vaccine, sổ sức khỏe, xét nghiệm trên Ứng dụng phòng, chống Covid-19 ( Pc Covid), để người dân chỉ cần sử dụng một ứng dụng duy nhất, cơ quan chức năng phòng chống dịch khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.