Đây là mức thưởng của vận động viên Việt Nam chiến thắng tại Paralympic Paris 2024 - thế vận hội dành cho người khuyết tật

Mức thưởng đối với huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP.

Mức thưởng huy chương thế vận hội dành cho người khuyết tật

1724851770595.jpeg

Huy chương tại Olympic và Paralympic Paris 2024. Ảnh: olympics.com

Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên giành được huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) như sau:

Đối với Paralympic

- Huy chương vàng: 220 triệu đồng.

- Huy chương bạc: 140 triệu đồng.

- Huy chương đồng: 85 triệu đồng.

Ngoài ra, đối với mỗi vận động viên phá kỷ lục thì ngoài mức tiền thưởng ứng với từng huy chương vừa nêu thì vận động viên sẽ nhận được thêm 85 triệu đồng nữa.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) là một sự kiện thể thao quốc tế dành riêng cho các vận động viên khuyết tật thể chất.

Paralympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 28-8 đến 8.9 tại Pháp. Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự với 14 thành viên, gồm bốn cán bộ, ba HLV và bảy VĐV gồm Lê Văn Công, Nguyễn Bình An, Đặng Thị Linh Phượng, Châu Hoàng Tuyết Loan (cử tạ), Đỗ Thanh Hải, Lê Tiến Đạt (bơi) và Phạm Nguyễn Khánh Minh (điền kinh).

Lực sĩ Lê Văn Công và Tuyết Loan sẽ cầm cờ cho đoàn tại lễ khai mạc.

1724851787687.jpeg

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại làng VĐV Paralympic 2024, ở Paris. Ảnh: Cục TDTT
Việt Nam lần đầu dự Paralympic tại Sydney 2000, với hai VĐV. Tại Rio 2016, đoàn thi đấu thành công nhất khi Lê Văn Công giành HC vàng đầu tiên ở nội dung 49 kg nam, Võ Thanh Tùng - HC bạc bơi tự do 50m S5, Đặng Thị Linh Phượng – HC đồng cử tạ 50 kg nữ và Cao Ngọc Hùng – HC đồng ném lao. Đến Tokyo 2020, lực sĩ Lê Văn Công tiếp tục giành HC bạc.

Lễ khai mạc Thế vận hội người khuyết tật Paralympic Paris 2024 diễn ra từ 1h00 thứ Năm 29/8 theo giờ Hà Nội, ở không gian ngoài trời.

1724851815381.png

VĐV Anh Helene Raynsford (trái) và Gregor Ewan (phải) thắp sáng Ngọn lửa Paralympic tại Stoke Mandeville, Anh - được coi là nơi khai sinh ra Thế vận hội Paralympic, vào ngày 24/8. Ảnh: AP

Lễ khai mạc được tổ chức tại Quảng trường Concorde và Đại lộ Champs-Elysees, sau khi Olympic Paris 2024 diễn ra trên sông Seine. Buổi lễ dự kiến đón tiếp 4.400 vận động viên, từ 184 đoàn thể thao, để mở đầu cho 11 ngày thi đấu.

khai-mac-paralympic-paris-2024-doc-dao-chua-tung-co-4-9422_jpg_webp_75.jpg

Thủ đô ánh sáng Paris lộng lẫy trong đêm khai mạc Paralympic 2024. Ảnh: GETTY

Sau những lùm xùm ở lễ khai mạc Olympic 2024, Thomas Jolly vẫn được tin tưởng ngồi vào vị trí Giám đốc nghệ thuật lễ bế mạc Thế vận hội và giờ là khai mạc Paralympic 2024. Chương trình do Jolly chỉ đạo đặt sứ mệnh "giới thiệu các VĐV khuyết tật và những giá trị mà họ đem lại cho thế giới".

Đây là lần đầu tiên lễ khai mạc Paralympic tổ chức ở ngoài khuôn viên sân vận động. Các VĐV diễu hành dọc đại lộ danh tiếng Champs-Elysees, qua Tháp Eiffel và vườn Trocadero. Điểm kết thúc là Quảng trường Concorde lớn nhất Paris, là nơi kết nối một số toà nhà và tượng đài thể hiện lịch sử phong phú của Pháp. Concorde tượng trưng cho di sản triết học, văn học và văn hoá của thời kỳ Khai sáng, từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19.

#Paralympic2024
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top