Đây là "ngôi sao" xuất khẩu đưa Việt Nam thành 1 trong 2 "ông trùm" của thế giới, mỗi tháng thu hàng tỷ USD

Ngành giày dép Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, mang về hàng tỷ USD mỗi tháng và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép trong tháng 5/2024 đạt 1,99 tỷ USD, tăng 8,3% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 8,6 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023.

1720487891408.png


Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 5 tháng đầu năm đạt hơn 3,09 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đứng thứ hai với 765 triệu USD, tăng 8,8%. Đáng chú ý, Hà Lan đã vượt Bỉ trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, đạt 635 triệu USD, tăng mạnh 60%.

1720487901433.png


Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu giày dép lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, chiếm khoảng 10% thị phần toàn cầu và có mặt tại 150 thị trường, bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh... Năm 2020, Việt Nam thậm chí còn vượt Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu giày vải lớn nhất thế giới về giá trị.

Trong 26 năm liên tiếp, từ năm 1998 đến nay, giày dép luôn là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mang về hàng tỷ USD mỗi năm. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt hơn 20,2 tỷ USD.

1720487907222.png


Để duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép đang nỗ lực mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng các đơn hàng lớn nhỏ khác nhau. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng đang hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn xanh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, ngành giày dép Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Theo các chuyên gia, Việt Nam chủ yếu tham gia vào các công đoạn gia công như cắt, may, dán, đóng, trong khi nguyên phụ liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Chi phí nguyên phụ liệu chiếm đến 70% giá trị sản phẩm, khiến giá trị gia tăng của ngành còn thấp.

Để nâng cao vị thế và giá trị gia tăng, ngành giày dép cần tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ, hướng đến sản xuất các dòng sản phẩm trung và cao cấp, mang thương hiệu Việt vươn ra thế giới.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top