Mr. Macho
Writer
Vắc-xin pan-coronavirus là niềm mơ ước của nhiều nhà nghiên cứu vắc-xin và bác sĩ trên toàn thế giới. Bởi lẽ, nó sẽ là công cụ hữu hiệu giúp nhân loại an tâm hơn trước dòng họ virus đã 3 lần gây kinh hoàng trong chưa đầy 2 thập kỷ.
Theo trang Penn Today của Đại học Pennsylvania, TS-BS Drew Weissman và các cộng sự đang nỗ lực chạm tay tới một loại siêu vắc-xin chống lại mọi chủng SARS, MERS, SARS-CoV-2 cũng như bất kỳ dòng virus corona nào bất ngờ gây nên đại dịch trong tương lai, như cách SARS-CoV-2 đã làm.
Để đạt được điều đó, BS Weissman đang phối hợp với một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm chuyên gia AI, để khám phá các cấu trúc phức tạp nhất của dòng họ virus này nhằm tìm ra một công thức đủ vượt lên khả năng đột biến mạnh mẽ của chúng - điều mà chúng ta đã thấy ở các chủng gây bệnh COVID-19.
Dạng vắc-xin tiềm năng này có thể giải quyết tình trạng giống như những gì đã xảy ra với COVID-19: Vắc-xin hiện hữu liên tục lỗi thời trước các biến thể thoát miễn dịch mới.
TS-BS Drew Weissman và cộng sự nhiều năm là GS-TS Katalin Karikó, 2 nhà khoa học của Đại học Pennsylvania (Mỹ) vừa được vinh danh tại Nobel Y sinh 2023 - Ảnh: PENN TODAY
"Các biến thể sẽ tiếp tục xuất hiện chừng nào còn lây nhiễm trên diện rộng" - BS Weissman nói về COVID-19 trong một bài phỏng vấn về tham vọng tìm ra vắc-xin pan-coronavirus trên tờ Times of India.
Công trình có sự phối hợp của hãng dược BioNTech (Đức), nơi GS-TS Katalin Karikó cộng sự lâu năm và là người vừa cùng được vinh danh với BS Weissman tại lễ công bố giải Nobel Y sinh 2023 chiều 2-10.
Ngoài ra, công nghệ mRNA giúp BS Weissman và GS Karikó đoạt Giải Nobel cũng đang được ứng dụng cho nhiều nghiên cứu vắc-xin khác.
Đầu năm 2022, BS Weissman đã hợp tác với GS Harvey Friedman, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là HSV (virus herpes simplex) - virus gây ra căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất - nhằm tạo ra vắc-xin chống lại bệnh này.
Trong khi đó, cuộc hợp tác với GS Scott Hensley, chuyên gia vi sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng phó bệnh cúm của Đại học Pennsylvania, hứa hẹn tạo ra vắc-xin mRNA cho nhiều chủng virus cúm khác nhau.
Bộ đôi Nobel Y sinh 2023 - BS Weissman và GS Karikó - cũng đang cộng tác với các đồng nghiệp trong lĩnh vực ung thư để tạo ra vắc-xin mRN điều trị ung thư. Họ đã phát hiện vắc-xin mRNA còn có khả năng tăng cường sức mạnh của tế bào T tự nhiên trong cơ thể người, từ đó giúp tế bào miễn dịch quan trọng này đủ sức đánh bại ung thư.
Theo trang Penn Today của Đại học Pennsylvania, TS-BS Drew Weissman và các cộng sự đang nỗ lực chạm tay tới một loại siêu vắc-xin chống lại mọi chủng SARS, MERS, SARS-CoV-2 cũng như bất kỳ dòng virus corona nào bất ngờ gây nên đại dịch trong tương lai, như cách SARS-CoV-2 đã làm.
Để đạt được điều đó, BS Weissman đang phối hợp với một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm chuyên gia AI, để khám phá các cấu trúc phức tạp nhất của dòng họ virus này nhằm tìm ra một công thức đủ vượt lên khả năng đột biến mạnh mẽ của chúng - điều mà chúng ta đã thấy ở các chủng gây bệnh COVID-19.
Dạng vắc-xin tiềm năng này có thể giải quyết tình trạng giống như những gì đã xảy ra với COVID-19: Vắc-xin hiện hữu liên tục lỗi thời trước các biến thể thoát miễn dịch mới.
"Các biến thể sẽ tiếp tục xuất hiện chừng nào còn lây nhiễm trên diện rộng" - BS Weissman nói về COVID-19 trong một bài phỏng vấn về tham vọng tìm ra vắc-xin pan-coronavirus trên tờ Times of India.
Công trình có sự phối hợp của hãng dược BioNTech (Đức), nơi GS-TS Katalin Karikó cộng sự lâu năm và là người vừa cùng được vinh danh với BS Weissman tại lễ công bố giải Nobel Y sinh 2023 chiều 2-10.
Ngoài ra, công nghệ mRNA giúp BS Weissman và GS Karikó đoạt Giải Nobel cũng đang được ứng dụng cho nhiều nghiên cứu vắc-xin khác.
Đầu năm 2022, BS Weissman đã hợp tác với GS Harvey Friedman, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là HSV (virus herpes simplex) - virus gây ra căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất - nhằm tạo ra vắc-xin chống lại bệnh này.
Trong khi đó, cuộc hợp tác với GS Scott Hensley, chuyên gia vi sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng phó bệnh cúm của Đại học Pennsylvania, hứa hẹn tạo ra vắc-xin mRNA cho nhiều chủng virus cúm khác nhau.
Bộ đôi Nobel Y sinh 2023 - BS Weissman và GS Karikó - cũng đang cộng tác với các đồng nghiệp trong lĩnh vực ung thư để tạo ra vắc-xin mRN điều trị ung thư. Họ đã phát hiện vắc-xin mRNA còn có khả năng tăng cường sức mạnh của tế bào T tự nhiên trong cơ thể người, từ đó giúp tế bào miễn dịch quan trọng này đủ sức đánh bại ung thư.