Đây là ứng dụng bản đồ người đi tàu điện trên cao ở Hà Nội nên dùng

TienCM

Pearl
Lần đầu tiên, người dân Hà Nội có thể tự thiết kế cho mình lộ trình di chuyển kết hợp tàu điện trên cao, bus thường, bus nhanh, taxi công nghệ… theo thời gian thực để tiết kiệm thời gian thông qua ứng dụng có tên BusMap.
BusMap là ứng dụng giao thông thông minh của Công ty cổ phần công nghệ Phenikaa MaaS thuộc tập đoàn Phenikaa giúp người dùng tìm kiếm và tra cứu lộ trình di chuyển ở các thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Mới đây, ứng dụng BusMap đã được bổ sung bản đồ tàu điện đô thị Hà Nội, cho phép người dùng có thể tìm kiếm lộ trình di chuyển của tàu điện kết nối với các phương tiện khác như xe buýt thông thường, xe buýt BRT và xe công nghệ.
Đến thời điểm này, có lẽ BusMap là ứng dụng bản đồ đầu tiên ở Việt Nam có thể tư vấn lộ trình di chuyển kết hợp đường tàu điện trên cao với các phương tiện khác.
Tuyến tàu điện nội đô Metro 2A: Cát Linh-Hà Đông vừa chính thức đi vào khai thác thương mại tại Hà Nội đã mang tới một phương tiện giao thông hoàn toàn mới, là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và của cả nước. Với tổng chiều dài toàn tuyến 13km và 12 ga, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng giao thông gia tăng nhanh chóng tại khu vực nội thành, giảm thiểu ô nhiễm, khói bụi, đồng thời góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của toàn thành phố.
Đây là ứng dụng bản đồ người đi tàu điện trên cao ở Hà Nội nên dùng
Hành khách đi tuyến tàu điện trên cao có thể sử dụng ứng dụng BusMap để gợi ý lộ trình di chuyển kết hợp nhiều phương tiện.
Trong thời gian đầu sử dụng tàu điện nội đô và các phương tiện giao thông công cộng nói chung, hành khách có thể gặp những khó khăn nhất định, ví dụ như lựa chọn tuyến tàu và xe bus sao cho hợp lý, phương tiện di chuyển giữa các trạm xe bus và tàu, làm thế nào để chủ động hơn về thời gian đợi tàu/xe,… Dựa trên công nghệ bản đồ số và trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng BusMap hỗ trợ hành khách giải quyết các vấn đề trên bằng cách tính toán lộ trình, chi phí và thời gian, cũng như đưa ra những giải pháp di chuyển khác (xe bus, xe đạp, đi bộ…) tối ưu cho hành trình.
Để sử dụng BusMap, người dùng tải ứng dụng trên AppStore hoặc PlayStore, và truy cập dữ liệu bản đồ của khu vực theo hệ thống định vị của Phenikaa MaaS. Hiện tại, ứng dụng BusMap có dữ liệu bản đồ tại 3 thành phố ở Việt Nam gồm Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Khi người dùng nhập điểm đến và điểm đi, BusMap sẽ đưa ra một số phương án di chuyển để người dùng so sánh và lựa chọn. Nếu có lộ trình phù hợp với đường sắt trên cao hoặc xe bus, ứng dụng sẽ đề xuất sử dụng các phương tiện này, với thời gian và chi phí dự kiến tương ứng.
Đây là ứng dụng bản đồ người đi tàu điện trên cao ở Hà Nội nên dùng
Ứng dụng BusMap gợi các lộ trình kết hợp tàu điện trên cao với các phương tiện khác như xe buýt thường, xe buýt nhanh BRT và xe công nghệ.
Do các phương tiện công cộng có điểm dừng đỗ cố định và có thể không gần điểm đi/đến của người dùng, ứng dụng cũng gợi ý cách di chuyển giữa các điểm trung chuyển như đi bộ, xe đạp, xe buýt nối tuyến hoặc taxi công nghệ. Đặc biệt, lộ trình di chuyển của các tuyến tàu điện và xe bus được cập nhật theo thời gian thực, hữu ích cho người dùng khi lựa chọn và thiết kế hành trình của mình.
Ứng dụng BusMap hiện có hơn một triệu lượt tải trên các kho ứng dụng và hơn 2 triệu người dùng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian tới, công ty Phenikaa MaaS cho biết ứng dụng BusMap sẽ được tích hợp tính năng thanh toán và tính năng lựa chọn bãi đỗ xe nhằm giúp hành khách có thể gửi phương tiện cá nhân (xe máy, xe đạp) tại khu vực nhà ga, sau đó tiếp tục di chuyển bằng tàu điện).
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top