Để bảo vệ nòi giống trước biến đổi khí hậu, loài bọ cánh cứng đang phải đào tổ sâu hơn

Biến đổi khí hậu đã buộc loài bọ hung phải sửa đổi hành vi làm tổ của chúng, trong đó có việc đào tổ sâu hơn để tránh tác động của nhiệt độ lên thế hệ sau của chúng.
Để bảo vệ nòi giống trước biến đổi khí hậu, loài bọ cánh cứng đang phải đào tổ sâu hơn

Lợi ích của những con bọ cánh cứng là không thể phủ nhận khi chúng thu thập và xử lý phân của động vật. Chúng tái chế chất dinh dưỡng, làm thoáng khí cho đất, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi gia súc và giảm các loài sâu bệnh, ký sinh trùng gây hại cho vật nuôi.
Bọ cánh cứng cũng là loài phát tán hạt thứ cấp quan trọng. Phân từ các loài động vật như gấu và khỉ cũng chứa hạt giống và bọ cánh cứng sẽ chôn chúng dưới đất. Điều này giúp bảo vệ hạt khỏi bị ăn, tăng khả năng nảy mầm và cải thiện sự phát triển của cây.
Có khoảng 6.000 loài bọ phân trên khắp thế giới. Hầu hết chúng chỉ ăn phân, mặc dù một số sẽ ăn xác động vật chết, trái cây thối rữa và nấm.
Hoạt động chủ yếu của loài bọ cánh cứng là thu thập phân và lăn chúng thành những quả bóng để mang về tổ. Chúng cũng đào các đường hầm trong lòng đất để đưa phân xuống dưới và đóng gói thành các khối hình cầu. Sau đó con cái sẽ đẻ trứng vào mỗi quả cầu phân và lấp lại chúng dưới đất.
Khi trứng nở, ấu trùng ăn phân và thành nhộng và dần lớn lên. Nó đã trải qua quá trình biến đổi hoàn toàn, từ trứng sang ấu trùng, nhộng rồi trưởng thành bên trong khối cầu phân.

Nhiệt độ ấm hơn khiến những con bọ hung ngày càng nhỏ hơn​

Bọ cánh cứng trưởng thành không chăm sóc ấu trùng nhưng hành vi làm tổ của chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau. Nếu con cái đặt cục phân sâu hơn dưới lòng đất, ấu trùng trong đó sẽ ít phải chịu sự thay đổi hơn so với khi chôn ở gần mặt đất.
Để bảo vệ nòi giống trước biến đổi khí hậu, loài bọ cánh cứng đang phải đào tổ sâu hơn

Điều này rất quan trọng vì nhiệt độ trong quá trình phát triển ảnh hưởng đến khả năng sống sót của con cái và các đặc điểm khác, chẳng hạn như kích thước cơ thể trưởng thành. Nếu nhiệt độ quá nóng, bọ hung con sẽ bị chết. Nếu nhiệt độ ấm hơn, nó sẽ thay đổi khiến bọ cánh cứng có thân hình nhỏ hơn và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thế hệ tiếp theo.
Những con đực nhỏ hơn không thể cạnh tranh tốt như những con đực lớn hơn và những con cái nhỏ hơn thì khả năng sinh sản sẽ yếu hơn những con cái lớn hơn. Ngoài ra, bọ cánh cứng thân nhỏ sẽ khó xử lý phân hơn nên không đóng góp được gì nhiều cho con người và hệ sinh thái.

Hiện tượng nhà kính​

Biến đổi khí hậu đang khiến nhiệt độ ở nhiều nơi trên thế giới ngày càng thay đổi. Điều này có nghĩa là côn trùng và các loài khác không chỉ phải đối mặt với nhiệt độ ấm hơn mà còn phải dối diện với sự thay đổi về nhiệt độ hàng ngày
Để kiểm tra cách bọ phân trưởng thành phản ứng với các loại thay đổi nhiệt độ liên quan đến biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đã thử nghiệm trong một nhà kính mini hình nón. Will Kirkpatrick, một sinh viên đại học đã tiến hành các thử nghiệm thực địa.
Để bảo vệ nòi giống trước biến đổi khí hậu, loài bọ cánh cứng đang phải đào tổ sâu hơn
Nhà kính trong thí nghiệm của các nhà khoa học
Các nhà khoa học đặt ngẫu nhiên một con bọ hung cái đã thụ tinh Phanaeus vindex vào mỗi thùng nhà kính và trong cùng một số lượng thùng không có nắp để làm đối chứng.
Sử dụng bộ ghi dữ liệu nhiệt độ đặt ở trong các thùng, nhóm nghiên cứu đã xác minh nhiệt độ của đất trong các thùng “nhà kính” ấm hơn và thay đổi nhiều hơn so với nhiệt độ của đất trong các thùng không có nắp đậy.
Những con bọ sẽ ăn phân bò tươi cách ngày trong 10 ngày và để chúng lăn thành những quả cầu. Sau đó, nhóm nghiên cứu cẩn thận đào các thùng và ghi lại số lượng, độ sâu và kích thước các cục phân mà bọ hung đào trong mỗi thùng.

Bọ hung phải đào ngày càng sâu hơn để tránh tác động của biến đổi khí hậu​

Kết quả phát hiện những con bọ hung bố mẹ trong thùng có nắp đậy tạo ra được nhiều cục phân hơn nhưng chúng nhỏ hơn và thường chôn sâu hơn.
Bọ hung trưởng thành trong nhà kính vẫn ở những khu vực ấm hơn một chút so với các cục phân trong thùng đối chứng. Nhưng chúng không thay đổi hành vi làm tổ.

Tuy nhiên bằng cách đào sâu hơn, những con trưởng thành đã bù đắp được cho sự thay đổi nhiệt độ. Không có sự khác biệt về sự biến đổi nhiệt độ giữa hai thùng nếu chúng làm theo cách này. Điều này phản ánh thực tế là nhiệt độ của đất ngày càng trở nên ổn định theo độ sâu vì đất sẽ trở nên cách nhiệt với sự thay đổi nhiệt độ không khí bên trên nó.
Phát hiện trên cũng gợi ý về sự cân bằng giữa độ sâu chôn lấp và kích thước cục phân của bọ hung tạo ra. Bọ hung cái đào sâu hơn đểbảo vệ con của chúng khỏi sự thay đổi nhiệt độ nhưng chúng buộc phải tạo ra những cục phân nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là nó sẽ có ít dinh dưỡng hơn cho con non.
Biến đổi khí hậu vẫn có thể ảnh hưởng đến bọ trưởng thành và gây hậu quả cho thế hệ tiếp theo. Thế nhưng dù như thế nào, chúng vẫn đang phải học cách tự thay đổi hành vi để tồn tại trong một thế giới đầy biến động như hiện nay.
>>> Cóc khổng lồ dài 18 cm có độc tố cực mạnh, hít nhẹ thôi cũng đủ để gây ảo giác
Nguồn: Arstechnica
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top