Để kinh doanh trực tuyến, TikTok Shop hay Shopee "ngốn" ít phí hơn?

Gần đây, cộng đồng kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, đang dậy sóng trước làn sóng tăng phí cố định trên các sàn thương mại điện tử. Động thái này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của người bán, đồng thời đẩy giá sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
1722408131696.png

Mức phí dành cho chủ shop của Shopee mới nhất 2024 là bao nhiêu?​

Theo tìm hiểu, kể từ ngày 3/7, sàn thương mại điện tử chính thức áp dụng chính sách phí mới, trong đó đáng chú ý là việc tăng phí thanh toán thêm 1%, lên mức 5%. Điều này đồng nghĩa với việc, cùng với phí cố định 4% hiện tại, người bán trên Shopee sẽ phải chia sẻ tối thiểu 9% doanh thu cho nền tảng này.
Ngoài phí cố định trên, chính sách mới cũng loại bỏ ưu đãi miễn phí cố định khi mua gói Freeship (miễn phí vận chuyển), khiến tổng chênh lệch chi phí đối với một số người bán có thể lên đến 5%.
Mặc dù Shopee cũng đồng thời giảm giá các gói Freeship xuống còn 6% mỗi đơn hàng (tối đa 50.000 đồng), nhưng động thái này vẫn khiến nhiều người bán bày tỏ sự lo ngại. Bởi lẽ, voucher miễn phí vận chuyển là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên sàn thương mại điện tử.
Việc Shopee tăng phí và giảm ưu đãi được cho là nhằm thu hút thêm người bán mới, đặc biệt là ở các nhóm hàng cồng kềnh, vốn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nền tảng. Tuy nhiên, động thái này cũng có thể khiến nhiều người bán hiện tại, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ, phải đối mặt với áp lực chi phí gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Mức phí dành cho chủ shop của TikTok Shop mới nhất 2024 là bao nhiêu?​

Sau khi sàn thương mại điện tử Shopee nâng chi phí cố định, nền tảng thương mại TikTok Shop cũng ra quyết định nâng chi phí. Theo đó, từ ngày 17/7, nền tảng TikTok Shop tăng phí giao dịch từ 4% lên tới 5%. Ngoài ra, phí hoa hồng cố định khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử này là 2%. Như vậy, tổng phí mà nhà bán hàng phải chịu là 7%.

Mức phí dành cho chủ shop của Lazada mới nhất 2024 là bao nhiêu?​

Bên cạnh mức tăng chi phí cố định của hai sàn thương mại điện tử trên, Lazada cũng ra quyết định tăng phí xử lý đơn hàng của sàn lên mức gần 5%, kết hợp với đó là phí cố định khoảng 3,1%. Tổng hợp lại, người bán hàng phải chịu mức chi phí 8,1% cho sàn thương mại điện tử.

Người bán hàng trực tuyến đối diện vạn nỗi lo!​

Ngoài các khoản phí cố định của sàn thương mại điện tử, người bán còn phải chi trả thêm nhiều khoản khác để thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn. Điển hình là việc mua gói Freeship Extra, Voucher Extra, những "chiêu bài" marketing hiệu quả nhưng cũng "ngốn" của người bán một khoản không nhỏ.
Chưa kể, nhiều người bán còn vô tình "quên" mất khoản thuế cần phải nộp khi kinh doanh. Việc không tính toán kỹ lưỡng chi phí, lạm dụng mã giảm giá, ưu đãi,... có thể khiến người bán rơi vào tình cảnh "bán càng nhiều, lỗ càng nặng".
Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh online có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải nộp 1,5% thuế (bao gồm VAT và thuế thu nhập cá nhân). Cộng thêm các loại phí sàn, phí vận chuyển, quảng cáo,... ước tính người bán phải cộng thêm khoảng 13-15% chi phí vào giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận.
Áp lực chi phí khiến nhiều người bán online phải tăng giá sản phẩm để bù đắp, từ đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, nếu giữ nguyên giá bán, lợi nhuận của họ sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Để tồn tại và phát triển bền vững, người bán hàng online cần có chiến lược kinh doanh bài bản, tối ưu chi phí hiệu quả và nắm rõ các quy định về thuế để tránh những rủi ro không đáng có.
Tổng hợp
 
  • 1722408125798.png
    1722408125798.png
    252.7 KB · Lượt xem: 96


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top