Để triển khai Kênh đào Phù Nam phải vượt qua 4 thách thức lớn này

Checker
Checker
Phản hồi: 0

Checker

Writer
Đã bước sang tháng Hai của năm 2025 mà dự án thế kỷ kênh đào Phù Nam (Funan Techo Cannal) của Campuchia vẫn chưa có động tĩnh gì. Kể từ sau khi khởi công rầm rộ đầu tháng Tám năm ngoái đến nay, thông tin về dự án này từ Chính phủ Campuchia rất nhỏ giọt, còn lại thực địa không có diễn biến hoạt động đào bới gì, khiến nhiều người không khỏi thắc mắc: Campuchia có đào kênh đào Phù Nam nữa không?
Tôi nghĩ rằng vẫn đào chứ! Đây là một dự án đầy tham vọng và đúng là công trình lịch sử của Campuchia hiện đại nếu nó hoàn thành, kể cả chậm hơn kế hoạch là năm 2028. Tuy nhiên, ngay cả một người bình thường cũng có thể nhận thấy kênh đào này đối mặt với nhiều thách thức, ít nhất là 4 thách thức nhất dưới đây:
1738826277081.png

Chi phí đầu tư

Vốn đầu tư dự kiến lên tới 1,7 tỷ USD cho một dự án có quy mô lớn - kênh đào dài 180km, độ sâu là 5,4m, đủ khả năng đón tàu có tải trọng từ 1.000 - 3.000 tấn, bề rộng đáy kênh 80m, bề rộng mặt kênh 100m, thiết kế cho hai làn tàu thủy di chuyển - dù là khá lớn so với Campuchia, đất nước có hơn 17 triệu dân, GDP 31,77 tỷ USD (2023). Ngay cả trong điều kiện thuận lợi huy động đủ vốn - Trung Quốc đồng ý rót 49% vốn, doanh nghiệp Campuchia 51% - thì con số 1,7 tỷ vẫn là một thách thức.
Nói thẳng là liệu 1,7 tỷ USD có đủ để triển khai một công trình lớn như vậy không?
Với một dự án có quy mô dài 180 km và bề rộng 100 m, chi phí này có thể chưa phản ánh hết tất cả những yếu tố phát sinh trong quá trình thi công. Các khoản chi cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân cư bị ảnh hưởng, và những chi phí không lường trước sẽ có thể vượt xa dự toán ban đầu. Có thể lên đến hàng tỷ đô la.
Vậy số tiền phát sinh thêm đó sẽ huy động từ đâu? Chỉ có thể bám vào nhà đầu tư chính ở đây là Trung Quốc vì một dự án đầu tư hạ tầng đã có một đối tác nước ngoài rồi e rằng khó gọi thêm các đối tác quốc tế khác (khó đồng thuận về lợi ích).

Về địa lý và khí hậu

1738826359885.png

Kênh đào có chiều dài 180 km từ Phnom Penh đến tỉnh ven biển Kep của Campuchia. Kênh đào sẽ chạy qua 4 tỉnh gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep với tổng dân số 1,6 triệu người sinh sống hai bên đường thủy. Điều này đòi hỏi phải có một quy hoạch kỹ lưỡng và khối lượng công việc khổng lồ. Trong khi đó, được biết ngày 17/10/2023, Campuchia ký thỏa thuận cho phép Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khả thi đối với dự án và đến tháng 8/2024 đã khởi công. Kể cả sau khởi công, quan chức Campuchia cho biết họ vẫn đang hoàn tất công việc quy hoạch, đo đạc.
Có một số vấn đề về quy hoạch kênh đào cần quan tâm:
Địa hình phức tạp: Dự án sẽ đi qua các khu vực có địa hình đa dạng, bao gồm đầm lầy, sông, vùng đất ngập nước, hoặc các khu vực có đất yếu, điều này có thể gây khó khăn trong việc thi công và duy trì sự ổn định của kênh đào.
Khí hậu: Campuchia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Việc xây dựng kênh đào trong điều kiện mưa lớn hoặc lũ có thể gặp phải những sự cố về đất đá, lũ lụt gây cản trở tiến độ thi công.

Về kỹ thuật và công nghệ

Xây dựng một kênh đào có chiều dài và bề rộng lớn đòi hỏi các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính khả thi của dự án:
Công nghệ đào và bảo vệ bờ: Các phương pháp đào hiện đại phải được áp dụng để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công. Bên cạnh đó, việc bảo vệ bờ kênh để tránh xói mòn và ngập úng trong suốt thời gian khai thác sẽ cần các biện pháp kỹ thuật đặc biệt.
Công nghệ kiểm soát nước: Việc kiểm soát dòng chảy, đặc biệt là vào mùa mưa, sẽ là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành kênh đào. Cần có các hệ thống kiểm soát nước hiệu quả để duy trì ổn định cho kênh đào.
Tuy nhiên, thách thức này không phải là khó vượt qua, vì như chúng ta đã biết Trung Quốc còn đào kênh quy mô lớn hơn qua địa hình núi non hiểm trở hơn nhiều (kênh đào Bình Lục).

Về môi trường

1738826308335.png

Kênh đào Phù Nam Techo có thể gây ra một số tác động đến môi trường tự nhiên và sinh thái của khu vực:
Hệ sinh thái và động vật hoang dã: Việc đào kênh có thể làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông suối và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái xung quanh. Một số loài động vật và thực vật có thể bị ảnh hưởng hoặc mất môi trường sống của mình.
Ô nhiễm và quản lý chất thải: Việc xây dựng và vận hành kênh đào sẽ cần giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nước, chất thải xây dựng, và các chất thải khác có thể phát sinh trong quá trình thi công.
Di dời dân cư: Việc xây dựng một kênh đào dài như vậy có thể yêu cầu di dời hàng nghìn hộ dân hoặc làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng địa phương. Việc đền bù, hỗ trợ tái định cư và giải quyết các khiếu nại xã hội sẽ là một thách thức lớn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top