Đề xuất đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về dự án Luật căn cước. Đây là tên gọi mới của luật sau khi đổi tên dự án luật trước đó là Luật căn cước công dân ().
Đối với các nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng lược bỏ vân tay. Sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước thành số định danh cá nhân, dòng chữ "căn cước công dân" sẽ là "thẻ căn cước"; quê quán, nơi thường trú sẽ là nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...
Lý giải về xuất đổi tên căn cước công dân thành thẻ căn cước, đại diện cho hay lịch sử căn cước công dân ở Việt Nam trong một số thời kỳ chỉ ghi tên thẻ căn cước, thẻ công dân hay giấy chứng minh.
Đồng thời nhiều loại giấy tờ hiện nay của chúng ta đang lưu hành cũng không có từ công dân như hộ chiếu, bảo hiểm… Cùng với đó, trên thế giới, nhiều nước cũng chỉ ghi là căn cước hay căn cước quốc gia…, còn tỉ lệ ghi căn cước công dân rất ít.
Bên cạnh đó nhiều nước trên thế giới hiện nay đều có một thẻ căn cước cho người dân nước mình có quốc tịch; thêm vào đó với những người dạng con lai hoặc không rõ quốc tịch cũng được cấp thẻ căn cước nhưng khác màu, khác nội dung.
Ngoài ra với người nước ngoài cư trú cũng được cấp căn cước với một màu khác nữa.
Như vậy, từ thẻ căn cước không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn mang tính rộng lớn, hòa đồng quốc tế hơn.
Do đó dự luật đã đề xuất đổi tên căn cước công dân thành thẻ căn cước.
Đề xuất đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước
Thiếu tướng Phạm Công Nguyên thông tin một số vấn đề liên quan đến Luật căn cước. Ảnh: Bộ Công an
Mới đây, tại phiên họp thẩm tra dự án Luật căn cước, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết: "Về tên gọi của Luật, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ và thấy rằng tên gọi Luật căn cước và thẻ căn cước không tác động tới các luật khác khi chúng ta có quy định thẻ căn cước có giá trị như thẻ CCCD ở các luật đang có hiệu lực. Hơn 80 triệu thẻ CCCD đã cấp cho người dân vẫn còn nguyên giá trị theo thời hạn sử dụng được ghi trên thẻ, người dân không phải đi đổi, đi cấp lại, không tốn kém chi phí, thủ tục. Khi đến thời hạn đổi thẻ, thì chúng ta sẽ đổi thẻ mới có tên là thẻ Căn cước cho phù hợp với quốc tế".
Về việc cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã làm, CCCD cho trẻ em có nhiều tiện ích trong rất nhiều dịch vụ như tiêm chủng, khám, chữa bệnh, giáo dục, đi lại... Việc này rất quan trọng trong quản trị quốc gia.
Nguồn: Soha
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top