Điểm trừ thiết kế trên MacBook Pro M2 mới, không bằng M1

iFixit là một công ty chuyên sửa chữa thiết bị và họ thường mổ bụng rất nhiều sản phẩm. Họ là một trong những người tích cực chỉ trích Apple về các hoạt động chống lại người tiêu dùng của họ như độc quyền hóa hệ sinh thái sửa chữa của họ bằng cách ghép nối các bộ phận, khóa chặt người dùng… Nhưng gã khổng lồ công nghệ đến từ Cupertino gần đây đã có một động thái đáng khen ngợi, đó là chương trình Tự Sửa chữa (Self Service Repair).
Và iFixit cũng đã thực hiện mổ bụng chiếc MacBook Pro 14 inch M2 Pro để tìm hiểu sâu hơn về khả năng tự sửa chữa. Cuối cùng, công ty nhận thấy có thể làm theo hướng dẫn sửa chữa thế hệ M1 cũ cho những mẫu MacBook Pro M2 mới.
Điểm trừ thiết kế trên MacBook Pro M2 mới, không bằng M1
SoC M1 Pro (trái) - SoC M2 Pro (phải)
Việc sửa chữa thiết bị mới theo hướng dẫn của thế hệ trước không phải là điều đáng ngạc nhiên, cũng không phải là điều xấu. Việc “làm mới” thiết kế vật lý của một sản phẩm làm tăng mức tiêu thụ một cách giả tạo, nhưng cũng có những lợi ích tiết kiệm chi phí khi duy trì các quy trình sản xuất giống nhau. Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề còn sót trong một sản phẩm, việc duy trì các phương pháp sản xuất giống nhau giúp giảm chi phí trang bị lại công cụ và một số khoản tiết kiệm đó được chuyển cho người tiêu dùng. Nó cũng giúp ích cho những người sửa chữa bằng cách giữ lại một thiết kế quen thuộc và mở rộng nhóm các bộ phận sẵn có. Không chỉ các OEM sản xuất nhiều bộ phận giống nhau hơn mà các nhà sản xuất bên thứ ba còn có nhiều thời gian và động lực hơn để sản xuất những linh kiện đó.
MacBook Pro M1 và MacBook Pro M2 có chung quy trình sản xuất. Điều này có nghĩa là Apple sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn, chi phí thấp hơn cho người tiêu dùng và quan trọng nhất đối với những thợ sửa chữa như iFixit chính là khả năng sử dụng cùng một hướng dẫn sửa chữa trong gần 2 năm tới.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Apple không thực hiện những tinh chỉnh, và quá trình tháo MacBook Pro 14 inch của iFixit đã cho chúng ta thấy các thay đổi bên trong cỗ máy thế hệ mới.


Hầu hết các thay đổi chỉ nằm trên bo mạch logic. Điều thú vị nhất trong số đó chính là kích thước bộ tản nhiệt cho SoC M2 Pro đã bị giảm đi rõ rệt. Điều này khiến nhiều người tò mò bởi ai cũng tin M2 Pro sẽ có tản nhiệt tương tự, hoặc thậm chí là lớn hơn so với thế hệ M1.
Lý do cho sự chênh lệch về kích thước này trở nên rõ rệt hơn khi bóc SoC tích hợp ra. Theo đó, M1 Pro có 1 mô-đun RAM Samsung LPDDR5 8GB ở mỗi bên nhân, trong khi M2 Pro có 2 mô-đun RAM Hynix LPDDR5 4GB ở mỗi bên nhân, tức tổng cộng có 4 mô-đun. Mô-đun này tương tự như trong MacBook Air M2.
Điểm trừ thiết kế trên MacBook Pro M2 mới, không bằng M1
Ngoại trừ một vài IC, trackpad trên thế hệ M1 Pro và M2 Pro giống nhau từ hình dáng, thiết kế cho đến cổng kết nối
Thế nên, các SoC có kích thước tương đương nhau, nhưng lại được sắp xếp khác nhau. Nhưng tại sao lần này Apple lại sử dụng 4 mô-đun RAM thay vì 2 mô-đun RAM lớn hơn? Trưởng phân tích Dylan Patel tại SemiAnalysis cho biết: “Chất nền ABF bị thiếu hụt khi Apple đưa ra lựa chọn thiết kế. Bằng cách sử dụng 4 mô-đun nhỏ hơn thay vì 2 mô-đun lớn hơn, chúng có thể giảm độ phức tạp định tuyến trong chất nền từ bộ nhớ đến SoC, dẫn đến ít lớp hơn trên chất nền. Điều này cho phép họ cắt giảm nguồn cung chất nền hạn chế hơn nữa.”
Và vấn đề nguồn cung không dừng lại ở đó. Dẫu Apple đang bận rộn chia các mô-đun RAM thành các gói nhỏ hơn, thì họ đang thực hiện điều ngược lại với những mô-đun NAND, từ 4 mô-đun 128GB nhỏ hơn trên MacBook Pro 14 inch M1 chuyển sang 2 mô-đun 256GB lớn hơn trên MacBook Pro 14 inch M2. Công ty đã thực hiện điều tương tự trên phiên bản MacBook Air M2 thấp nhất, khiến hiệu năng đọc/ghi giảm đáng kể và điều tương tự cũng diễn ra với phiên bản cơ bản của MacBook Pro 14 inch M2. Chỉ các phiên bản cơ sở mới bị ảnh hưởng bởi mức giảm hiệu năng 20% - 40% này.
Điểm trừ thiết kế trên MacBook Pro M2 mới, không bằng M1
Trên: Bo mạch logic M1 Pro với 2 mô-đun NAND 128GB ở góc dưới cùng bên phải cùng 2 mô-đun khác ở mặt sau
Dưới: Bo mạch logic M2 Pro với 1 mô-đun NAND duy nhất nằm ở mỗi bên

Theo Patel, lý do cho điều này khá đơn giản: các mô-đun 128GB nhỏ hơn đang trở nên khó kiếm hơn và chi phí mua đắt đỏ hơn khi những khuôn nhỏ hơn bị loại bỏ dần và ngành công nghiệp hướng tới mật độ khuôn NAND lớn hơn bao giờ hết.
Nhìn chung, quá trình mổ bụng MacBook Pro của iFixit giúp cho chúng ta có cái nhìn thú vị hơn về cách thức sửa chữa của Apple. Dẫu thế, dẫu các thiết kế ngày càng có khả năng sửa chữa hơn, nhưng những khóa phần mềm mà Apple duy trì sẽ tạo ra một sự lãng phí vì các thành phần hữu ích khác sẽ bị đưa vào bãi rác thay vì được tái sử dụng.
Tuổi thọ hữu ích của các thiết bị cũng sẽ bị giới hạn ở mức hỗ trợ phần cứng của Apple, bất kể họ quyết định điều đó có thể là gì. Sau khi thiết bị ngừng hỗ trợ, các khóa phần mềm đó sẽ vẫn được giữ nguyên, đồng nghĩa rằng, ngay cả khi nhà sản xuất bên thứ ba sẵn sàng cung cấp các bộ phận thay thế, chúng có thể bị hạn chế về chức năng.

>>> MacBook Pro mới lại bị Apple "bóp" tốc độ ổ cứng SSD

Nguồn: iFixit
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top