Hơn 500 con chim cánh cụt thuộc loài nhỏ nhất thế giới đã chết một cách bí ẩn trên các bãi biển New Zealand trong vài tháng qua. Các chuyên gia không biết chắc điều gì đã giết chết những sinh vật đáng yêu này, họ nghi ngờ biến đổi khí hậu đóng một vai trò nào đó trong đây.
Chim cánh cụt nhỏ (tên khoa học là Eudyptula nhỏ) là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới. Loài này có chiều cao trung bình khoảng 33 cm và chiều dài cơ thể khoảng 43 cm.
Xác của một con Eudyptula nhỏ
Theo The Guardian, nhiều nhóm chim cánh cụt đã trôi dạt vào các bãi biển ở Đảo Bắc của New Zealand kể từ đầu tháng 5. Nhóm lớn nhất gồm 183 con chim trôi dạt vào bãi biển Ninety Mile gần Kaitaia vào tuần trước, đầu tháng 5 bãi biển này cũng phát hiện 109 xác chim cánh cụt. Một nhóm khác gồm gần 100 con chim cánh cụt cũng chết trôi dạt vào vịnh Cable gần Nelson. Bộ Bảo tồn New Zealand (DOC) báo cáo thêm nhiều vụ chết hàng loạt khác của chim cánh cụt trên các bãi biển thuộc Đảo Bắc.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự kiện đau thương trên, nhưng các chuyên gia lưu ý rằng hầu hết xác chim cánh cụt đều thiếu cân đáng kể. Cân nặng trung bình của Eudyptula nhỏ thường dao động từ 0,8 đến 1 kg, nhưng một số xác chết chỉ nặng chưa đến nửa ký rưỡi.
Graeme Taylor, một nhà khoa học về chim biển của DOC, nói với The Guardian: “Không có mỡ trên cơ thể chúng, cũng không có cơ bắp nào. Khi rơi vào tình trạng đó, chúng sẽ mất khả năng lặn”, hậu quả là chúng chết vì đói hoặc hạ thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ thấp của mặt nước trong thời gian dài.
Tình trạng suy dinh dưỡng của những con chim cánh cụt cho thấy chúng không ăn đủ cá, điều này có thể do nạn đánh bắt quá mức. Tuy nhiên, Taylor lại nghi ngờ việc nhiệt độ đại dương tăng lên do biến đổi khí hậu cùng hiện tượng La Niña kéo dài (nước biển lạnh lên) đã ép cá di chuyển sâu hơn, vượt xa tầm bắt của Eudyptula nhỏ.
"Loài Eudyptula nhỏ có thể lặn xuống 20 hoặc 30 mét thường xuyên, nhưng không thể sâu hơn”, Taylor nói. Giả thuyết trên có thể giải thích tại sao những con chim cánh cụt nhỏ ở Đảo Nam của New Zealand không bị ảnh hưởng, bởi vùng nước ở gần bề mặt nơi đó vẫn mát hơn nhiều so với vùng nước ở phía bắc.
Chính phủ New Zealand liệt kê loài Eudyptula nhỏ thuộc nhóm “có nguy cơ suy giảm”, thấp hơn hai mức "bị đe dọa" và "tuyệt chủng" trong danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng của đất nước. Theo Bird Life International, hiện tại có ít hơn 500.000 con trưởng thành sinh sản trong tự nhiên. Những mối đe dọa khác đối với loài này bao gồm chó, mèo và nhiều động vật xâm lấn khác.
Vào năm 2021, toàn bộ quần thể Eudyptula nhỏ của Tasmania, bao gồm 3.000 cặp sinh sản, đã bị xóa sổ bởi Quỷ Tasmania (loài thú có túi ăn thịt lớn nhất hành tinh) vốn là động vật ngoại lai được đưa đến Tasmania để bảo tồn.
Đây không phải lần đầu người dân New Zealand gặp cảnh chim cánh cụt nhỏ chết hàng loạt. Trung bình mỗi thập kỷ sẽ xảy ra một vụ chết hàng loạt như vậy, số lượng từ vài chục cho đến vài trăm con chết, nguyên nhân có thể do khó kiếm ăn hoặc bão lớn. Tuy nhiên, đây là lần thứ ba trong vòng 10 năm qua ghi nhận sự kiện như vậy, điều này rất đáng lo ngại, Taylor nói.
“Khi bạn thấy tần suất nó xảy ra ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa loài này không có đủ thời gian để phục hồi và xây dựng lại dân số”, Taylor cho biết.
Và thật không may, chuỗi bi kịch vẫn chưa dừng lại. Chuyên gia dự đoán khi mùa đông đến, nhiệt độ mặt nước sẽ giảm sâu hơn, dẫn đến nhiều vụ chết tập thể của chim cánh cụt hơn.
>>> Phát hiện vật thể có vận tốc khủng khiếp chưa từng có.
Nguồn: Live Science
Chim cánh cụt nhỏ (tên khoa học là Eudyptula nhỏ) là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới. Loài này có chiều cao trung bình khoảng 33 cm và chiều dài cơ thể khoảng 43 cm.
Theo The Guardian, nhiều nhóm chim cánh cụt đã trôi dạt vào các bãi biển ở Đảo Bắc của New Zealand kể từ đầu tháng 5. Nhóm lớn nhất gồm 183 con chim trôi dạt vào bãi biển Ninety Mile gần Kaitaia vào tuần trước, đầu tháng 5 bãi biển này cũng phát hiện 109 xác chim cánh cụt. Một nhóm khác gồm gần 100 con chim cánh cụt cũng chết trôi dạt vào vịnh Cable gần Nelson. Bộ Bảo tồn New Zealand (DOC) báo cáo thêm nhiều vụ chết hàng loạt khác của chim cánh cụt trên các bãi biển thuộc Đảo Bắc.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự kiện đau thương trên, nhưng các chuyên gia lưu ý rằng hầu hết xác chim cánh cụt đều thiếu cân đáng kể. Cân nặng trung bình của Eudyptula nhỏ thường dao động từ 0,8 đến 1 kg, nhưng một số xác chết chỉ nặng chưa đến nửa ký rưỡi.
Tình trạng suy dinh dưỡng của những con chim cánh cụt cho thấy chúng không ăn đủ cá, điều này có thể do nạn đánh bắt quá mức. Tuy nhiên, Taylor lại nghi ngờ việc nhiệt độ đại dương tăng lên do biến đổi khí hậu cùng hiện tượng La Niña kéo dài (nước biển lạnh lên) đã ép cá di chuyển sâu hơn, vượt xa tầm bắt của Eudyptula nhỏ.
"Loài Eudyptula nhỏ có thể lặn xuống 20 hoặc 30 mét thường xuyên, nhưng không thể sâu hơn”, Taylor nói. Giả thuyết trên có thể giải thích tại sao những con chim cánh cụt nhỏ ở Đảo Nam của New Zealand không bị ảnh hưởng, bởi vùng nước ở gần bề mặt nơi đó vẫn mát hơn nhiều so với vùng nước ở phía bắc.
Vào năm 2021, toàn bộ quần thể Eudyptula nhỏ của Tasmania, bao gồm 3.000 cặp sinh sản, đã bị xóa sổ bởi Quỷ Tasmania (loài thú có túi ăn thịt lớn nhất hành tinh) vốn là động vật ngoại lai được đưa đến Tasmania để bảo tồn.
Đây không phải lần đầu người dân New Zealand gặp cảnh chim cánh cụt nhỏ chết hàng loạt. Trung bình mỗi thập kỷ sẽ xảy ra một vụ chết hàng loạt như vậy, số lượng từ vài chục cho đến vài trăm con chết, nguyên nhân có thể do khó kiếm ăn hoặc bão lớn. Tuy nhiên, đây là lần thứ ba trong vòng 10 năm qua ghi nhận sự kiện như vậy, điều này rất đáng lo ngại, Taylor nói.
“Khi bạn thấy tần suất nó xảy ra ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa loài này không có đủ thời gian để phục hồi và xây dựng lại dân số”, Taylor cho biết.
Và thật không may, chuỗi bi kịch vẫn chưa dừng lại. Chuyên gia dự đoán khi mùa đông đến, nhiệt độ mặt nước sẽ giảm sâu hơn, dẫn đến nhiều vụ chết tập thể của chim cánh cụt hơn.
>>> Phát hiện vật thể có vận tốc khủng khiếp chưa từng có.
Nguồn: Live Science