Điều gì xảy ra khi bị sét đánh? Một số biện pháp phòng chống sét đánh

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán

Điều gì xảy ra khi bị sét đánh​

Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất, hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét.

Thống kê cho thấy khoảng 250.000 trường hợp bị sét đánh trên toàn cầu mỗi năm, hàng chục nghìn người đã thiệt mạng. Những người sống sót cũng bị tổn thương sức khỏe nghiêm trọng. Theo tiến sĩ Frank LoVecchio, nhà địa chất học tại Đại học Y khoa Banner, thông thường, tia sét sẽ gây bỏng cục bộ. Một số người bị ngừng tim, lú lẫn, co giật, chóng mặt, đau cơ, đau đầu và mất trí nhớ. Tia sét cũng có thể gây đục thủy tinh thể, vỡ màng nhĩ, khiến người bị nạn gặp vấn đề về thính giác suốt đời.

Người tử vong thường do ngưng tim hoặc ngưng thở tại thời điểm bị sét đánh. "Điện từ tia sét có thể gây ngừng tim hoặc nhịp tim không đều. Nó cung cấp cho tim năng lượng tương tự máy khử rung tim", tiến sĩ LoVecchio nói. Ông khuyến nghị mọi người gọi đường dây cấp cứu và thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần để cứu sống nạn nhân.

Cách phòng chống sét đánh​

Chưa thể chống sét tuyệt đối
Các nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Khu vực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), Đồng bằng sông Cửu Long... là những nơi được coi là tâm sét.

1717638040162.png


Theo tiến sĩ Anh, từ năm 2005, Viện Vật lý địa cầu hoàn thành công trình nghiên cứu về giông sét và các giải pháp phòng chống. Kết quả nghiên cứu đã có đủ dữ liệu để có thể xây dựng quy phạm phòng chống sét tại Việt Nam. Tuy nhiên, TS Anh cũng cho rằng: "Phòng chống sét tuyệt đối là điều không thể đối với loài người hiện nay. Không chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng chỉ có thể nghiên cứu để giảm thiếu tác hại của loại hình thiên tai này".
Phòng chống sét ngoài trời

Theo các nhà khoa học, thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km một giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.

Có thể ước tính được khoảng cách từ nơi đang đứng tới nơi sét xảy ra bằng cách ước lượng khoảng thời gian từ lúc tia chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm. Chia số giây cho 3 sẽ được khoảng cách đến tia sét. Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị trí đứng là 3/3= 1km.

Ngoài ra còn có phương pháp xác định vị trí của sét đó là cảm nhận cơ thể khi đang ở khu vực giông, mưa. Nếu thấy lông tay, tóc, dựng thì chúng ta đang có nguy cơ bị sét đánh, trong trường hợp này phải lập tức chụm hai chân lại, dùng tay bịt tai, cúi thấp người (nhưng không để cơ thể chạm đất ngoài hai bàn chân). Sau khi nghe tiếng sét khoảng 7-10 phút thì cơn sét đã qua có thể trở về trạng thái bình thường.

Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15-20km. Người đang lao động hoặc đi lại ngoài trời cần tìm nơi trú an toàn.

1717638060690.png


Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt... Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.

Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hỏa, ô tô, ...nếu không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại đối với các ô tô, tàu thủy để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm.

Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.

Phòng chống sét trong nhà

Tuy nhiên khi sắp xảy ra giông, thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà hay công sở. Các ngôi nhà, trụ sở làm việc... nên lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất là cột thu lôi).

Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông.

Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Cách sơ cứu nạn nhân bị sét đánh​

Khi gặp người bị sét đánh, nếu nạn nhân hôn mê thì cần kiểm tra xem còn thở hay không. Nếu ngừng thở, cần tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức.
  • Đặt nạn nhân nằm ngửa.
  • Tiến hành hồi sức hô hấp miệng-miệng: Lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu. Sau đó ngậm kín miệng của nạn nhân, thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.
  • Ép tim ngoài lồng ngực: Xác định 1/3 dưới xương ức. Đặt hai tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm.
  • Luân phiên thổi ngạt-ép tim như vậy với tỷ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.
  • Phải cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ có vết thương trên đầu hoặc vùng cổ sưng nề có máu tụ.
  • Những vết bỏng trên người nạn nhân nếu có phải để khô tự nhiên, không được bôi bất cứ loại thuốc mỡ, thuốc lá dân gian nào để tránh nhiễm trùng.
  • Nếu nạn nhân bị cháy sém giày, quần áo do sét đánh thì phải tách vải khỏi vết thương. Tháo các vật trang sức trên cơ thể để không bị tì vào vết thương.
  • Không cho nạn nhân ăn, uống khi tình trạng không tỉnh táo, chấn thương và bị nôn.
  • Lưu ý, sau khi cấp cứu, sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
#HàNộimưalớn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top