Bỉ Ngạn Hoa
Moderator
Mỗi sản phẩm công nghệ đều có “tuổi thọ” sau khi bán ra. Chính sách của Apple đảm bảo hỗ trợ sản phẩm trong 5 năm, bắt đầu từ ngày phát hành thiết bị, không phải là thời điểm bạn mua. Sau 5 năm đó, Apple có thể coi thiết bị đó là “cổ điển” (vintage).
Apple gần đây đã phân loại ba sản phẩm của mình là cổ điển gồm iPhone X (2017), AirPods thế hệ đầu tiên (2016) và HomePod thế hệ đầu tiên (2017). Nếu bạn đang sử dụng một trong số 3 thiết bị này, có thể bạn sẽ muốn biết sản phẩm của Apple được xếp là “cổ điển” có ý nghĩa gì và điều gì sẽ xảy ra khi một sản phẩm “cổ điển” trở thành sản phẩm “lỗi thời” (obsolete)?
Các sản phẩm “cổ điển” của Apple
"Cổ điển" trong khái niệm của Apple không thực sự có nghĩa là một sản phẩm "cũ" hoặc bạn nên ngừng sử dụng nó. Khi một thiết bị Apple trở thành “cổ điển”, sản phẩm đó không còn được Apple đảm bảo có thể sửa chữa được tại Apple Store hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền. Trong nhiều trường hợp, Apple cũng sẽ ngừng phát hành các bản cập nhật phần mềm định kỳ cho thiết bị “cổ điển”.
Mặc dù bị giảm hỗ trợ, các thiết bị Apple “cổ điển” vẫn sẽ hoạt động và một số thiết bị thậm chí có thể thỉnh thoảng nhận được các bản cập nhật hệ thống hoặc nếu có lỗ hổng bảo mật lớn cần được vá. Thậm chí, bạn có thể sửa chữa nếu cơ sở bảo hành của Apple có sẵn linh kiện thay thế. Tuy vậy, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu cửa hàng bảo hành của Apple hoặc nhà cung cấp dịch vụ bảo hành được Apple ủy quyền từ chối sửa chữa cho sản phẩm “cổ điển”.
Apple không mặc định coi một sản phẩm là “cổ điển” sau 5 năm kể từ ngày phát hành. Chẳng hạn, iPhone X phát hành năm 2017 lẽ ra sẽ được xếp vào nhóm sản phẩm “cổ điển” từ năm 2022 nhưng thực tế sản phẩm này vừa mới trở thành “cổ điển” cách đây vài ngày, tức 6,5 năm từ ngày ra mắt. Định nghĩa chính thức của Apple về "cổ điển" là một sản phẩm có tuổi đời hơn 5 năm nhưng chưa đến 7 tuổi. AirPods chính xác đã được 7 năm tuổi và vừa được liệt vào danh sách “cổ điển”. Bạn có thể tìm thấy danh sách tất cả các thiết bị “cổ điển” và “lỗi thời” trên trang web hỗ trợ của Apple.
Tuy nhiên, khi một sản phẩm đã hơn 7 tuổi, nó sẽ chuyển sang một danh mục khác: “Lỗi thời” (obsolete).
Danh sách sản phẩm "lỗi thời" của Apple
Giống như các sản phẩm cổ điển, các thiết bị được liệt kê là “lỗi thời” sẽ hoạt động bình thường miễn là phần cứng vẫn trong tình trạng hoạt động. Tuy nhiên, các sản phẩm lỗi thời hầu như mất đi sự hỗ trợ về phần cứng. Ngoại lệ duy nhất là MacBook, có thể cho phép thay pin tới 10 năm sau lần cuối cùng sản phẩm được bán ra.
Bên cạnh đó, các hiết bị lỗi thời cũng sẽ không được cập nhật về hệ điều hành. Bạn đừng mong đợi sẽ được cập nhật hệ điều hành iOS 18 trên một chiếc iPhone lỗi thời nhưng thiết bị đó vẫn có thể nhận được một số hỗ trợ phần mềm. Chẳng hạn, Apple đã phát hành bản cập nhật bảo mật cho iPhone 6S và iPhone 6S Plus vào tháng 3, cả hai đều đã là sản phẩm lỗi thời.
Có thực tế bạn nên biết, các thiết bị Apple lỗi thời vẫn có thể sửa chữa ở các cửa hàng bên ngoài, trừ những sản phẩm hầu như không sửa được như tai nghe AirPods.
Apple gần đây đã phân loại ba sản phẩm của mình là cổ điển gồm iPhone X (2017), AirPods thế hệ đầu tiên (2016) và HomePod thế hệ đầu tiên (2017). Nếu bạn đang sử dụng một trong số 3 thiết bị này, có thể bạn sẽ muốn biết sản phẩm của Apple được xếp là “cổ điển” có ý nghĩa gì và điều gì sẽ xảy ra khi một sản phẩm “cổ điển” trở thành sản phẩm “lỗi thời” (obsolete)?
Các sản phẩm “cổ điển” của Apple
"Cổ điển" trong khái niệm của Apple không thực sự có nghĩa là một sản phẩm "cũ" hoặc bạn nên ngừng sử dụng nó. Khi một thiết bị Apple trở thành “cổ điển”, sản phẩm đó không còn được Apple đảm bảo có thể sửa chữa được tại Apple Store hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền. Trong nhiều trường hợp, Apple cũng sẽ ngừng phát hành các bản cập nhật phần mềm định kỳ cho thiết bị “cổ điển”.
Mặc dù bị giảm hỗ trợ, các thiết bị Apple “cổ điển” vẫn sẽ hoạt động và một số thiết bị thậm chí có thể thỉnh thoảng nhận được các bản cập nhật hệ thống hoặc nếu có lỗ hổng bảo mật lớn cần được vá. Thậm chí, bạn có thể sửa chữa nếu cơ sở bảo hành của Apple có sẵn linh kiện thay thế. Tuy vậy, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu cửa hàng bảo hành của Apple hoặc nhà cung cấp dịch vụ bảo hành được Apple ủy quyền từ chối sửa chữa cho sản phẩm “cổ điển”.
Apple không mặc định coi một sản phẩm là “cổ điển” sau 5 năm kể từ ngày phát hành. Chẳng hạn, iPhone X phát hành năm 2017 lẽ ra sẽ được xếp vào nhóm sản phẩm “cổ điển” từ năm 2022 nhưng thực tế sản phẩm này vừa mới trở thành “cổ điển” cách đây vài ngày, tức 6,5 năm từ ngày ra mắt. Định nghĩa chính thức của Apple về "cổ điển" là một sản phẩm có tuổi đời hơn 5 năm nhưng chưa đến 7 tuổi. AirPods chính xác đã được 7 năm tuổi và vừa được liệt vào danh sách “cổ điển”. Bạn có thể tìm thấy danh sách tất cả các thiết bị “cổ điển” và “lỗi thời” trên trang web hỗ trợ của Apple.
Tuy nhiên, khi một sản phẩm đã hơn 7 tuổi, nó sẽ chuyển sang một danh mục khác: “Lỗi thời” (obsolete).
Danh sách sản phẩm "lỗi thời" của Apple
Giống như các sản phẩm cổ điển, các thiết bị được liệt kê là “lỗi thời” sẽ hoạt động bình thường miễn là phần cứng vẫn trong tình trạng hoạt động. Tuy nhiên, các sản phẩm lỗi thời hầu như mất đi sự hỗ trợ về phần cứng. Ngoại lệ duy nhất là MacBook, có thể cho phép thay pin tới 10 năm sau lần cuối cùng sản phẩm được bán ra.
Bên cạnh đó, các hiết bị lỗi thời cũng sẽ không được cập nhật về hệ điều hành. Bạn đừng mong đợi sẽ được cập nhật hệ điều hành iOS 18 trên một chiếc iPhone lỗi thời nhưng thiết bị đó vẫn có thể nhận được một số hỗ trợ phần mềm. Chẳng hạn, Apple đã phát hành bản cập nhật bảo mật cho iPhone 6S và iPhone 6S Plus vào tháng 3, cả hai đều đã là sản phẩm lỗi thời.
Có thực tế bạn nên biết, các thiết bị Apple lỗi thời vẫn có thể sửa chữa ở các cửa hàng bên ngoài, trừ những sản phẩm hầu như không sửa được như tai nghe AirPods.