Nga là quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới. Nếu nước này giảm hoặc ngừng cung cấp dầu, giá cả hàng hóa thế giới sẽ tăng đột biến.
Theo CNN, Nga đang đối mặt với bóng dáng của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện sau khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Hiện quốc gia này đang chịu lệnh trừng phạt trên nhiều lĩnh vực từ Mỹ cùng nhiều nước phương Tây.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Nga buộc phải tăng lãi suất cơ bản lên 20%, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua do đồng RUB trượt giá. Thị trường chứng khoán Nga cũng phải đóng cửa trong 3 ngày để ngăn chặn làn sóng bán tháo.
Bên cạnh đó, trước các đòn tấn công vào “nền kinh tế pháo đài” từ Nhà Trắng, khả năng tiếp cận kho dự trữ ngoại hối trị giá 630 tỷ USD, vốn được xây dựng để chống đỡ đòn trừng phạt kinh tế, của Tổng thống Vladimir Putin ngày càng hạn chế.
Giờ đây, giới phân tích thế giới bắt đầu dồn sự chú ý sang ông Putin và nước Nga, theo dõi những động thái đáp trả và có thể xảy đến trên mặt trận kinh tế.
Cảnh hoang tàn ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai tại Ukraine. Ảnh: Reuters.
“Nguồn cung cấp năng lượng của Nga có rất nhiều rủi ro. Nó có thể được sử dụng làm vũ khí hoặc bị loại trừ khỏi thị trường do các lệnh trừng phạt”, Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp tại Rystad Energy, nhận xét.
Trong ngày 2/3, giá cả hai loại dầu là WTI và Brent đều tăng vượt ngưỡng 110 USD/thùng. Trong 30 ngày qua, giá dầu WTI và Brent tăng lần lượt 23,2% và 20,8%. Đây cũng là mức giá cao nhất so với 7 năm trở lại đây.
Nguồn cung dầu thô trên thế giới vốn không bắt kịp nhu cầu. Giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng vọt và giáng đòn đau vào người tiêu dùng trên toàn thế giới nếu Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, cố tình kìm hãm nguồn cung.
Trong trường hợp Nga cắt giảm một nửa sản lượng xuất khẩu, JPMorgan cảnh báo giá dầu có thể tăng vọt lên ngưỡng 150 USD/thùng, cao hơn 40% so với mức hiện tại khoảng 110 USD/thùng.
Nga là nước sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới. Ảnh: CNN.
Giá dầu leo thang còn kéo theo xăng thành phẩm. Theo AAA, giá xăng thông thường trung bình ở Mỹ hiện ở mức 3,61 USD/gallon, tăng hơn 8 cent trong một tuần và 25 cent trong một tháng qua.
Theo dữ liệu trong tháng 12/2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 90.000 thùng dầu từ Nga mỗi ngày. Dẫu Mỹ không phụ thuộc quá nhiều vào Nga, đây vẫn là thị trường toàn cầu và một cú sốc nguồn cung ở một địa điểm cũng có thể tác động đến giá cả toàn cầu.
Theo IEA, Nga thường xuất khẩu 7,85 triệu thùng dầu/ngày. Khoảng 60% trong số đó đến châu Âu và 20% đến Trung Quốc.
Khi giá dầu tăng cao chưa từng có kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tuần trước, hơn 20 quốc gia đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ khẩn cấp.
“Hậu quả sẽ rất khôn lường nếu Nga làm chậm dòng chảy dầu xuất khẩu và đánh vào giá cả hàng hóa. Việc gián đoạn nguồn cung chắc chắn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cả gia tăng”, Ryan Fitzmaurice, chiến lược gia năng lượng tại Rabobank, cho biết.
Nga cần doanh thu từ dầu mỏ hơn bao giờ hết. Đầu tiên, việc chặn nguồn cung dầu thô có thể khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ.
Trên hết, việc hạn chế vận chuyển dầu sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu khí như Nga. Trong giai đoạn từ năm 2011-2020, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên chiếm trung bình 43% tổng doanh thu hàng năm của chính phủ Nga.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine vẫn leo thang nhanh chóng, đánh dấu sự rạn nứt tồi tệ với phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh. Giới quan sát tỏ ra ngạc nhiên trước lập trường, tinh thần của ông Putin cũng như lo ngại cách ông đáp trả các lệnh trừng phạt mới nhất.
Cuối tuần qua, tổng thống Nga đặt lực lượng hạt nhân trong tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu. Hôm 28/2, ông Putin cũng đả kích các biện pháp trừng phạt và mô tả chúng là “đế chế của sự dối trá”.
Phản ứng của Nga với hoạt động xuất khẩu dầu sẽ ảnh hưởng đến giá cả thế giới. Ảnh: Reuters.
Theo Natasha Kaneva, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại JPMorgan, Nga có lịch sử cung cấp dầu đáng tin cậy, ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Song, sau khi lắng nghe bài phát biểu của ông Putin, bà lo sợ mọi thứ đã thay đổi, không ngoại trừ khả năng nước Nga sẽ vũ khí hóa hoạt động xuất khẩu dầu.
“Thị trường muốn tránh mọi sự gián đoạn. Chúng ta thậm chí không có nhiều biện pháp để thiểu giảm tác động. Nếu sự gián đoạn xảy ra, phản ứng giá cả sẽ vượt qua tầm kiểm soát”, bà Kaneva nhận định.
Đồng quan điểm, Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho rằng ông Putin có thể tìm cách đáp trả các quốc gia phương Tây. Do đó, giá cả hàng hóa là một trong những khía cạnh chịu tác động đầu tiên.
Mike Sommers, Giám đốc điều hành của nhóm thương mại dầu khí thuộc Viện Dầu mỏ Mỹ, cũng không bác bỏ nguy cơ Nga kìm hãm nguồn cung dầu.
“Có nhiều sự lo lắng, đặc biệt khi phương Tây phản ứng trước động thái xung đột của Nga tại Ukraine. Chúng tôi rất quan ngại nếu ông Putin quyết định cắt nguồn cung dầu. Bất kể ông ấy làm gì, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sản xuất trong môi trường chính trị đầy biến động”, Sommers chia sẻ.
Ông Putin không cần phải tắt vòi để trừng phạt phương Tây. Thị trường dầu mỏ chật hẹp đến mức chỉ cần nguồn cung từ Nga giảm nhẹ cũng có thể tác động lớn đến giá cả.
Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine, Nhà Trắng từng cảnh báo về động thái của ông Putin với hoạt động xuất khẩu năng lượng.
“Nếu ông Putin quyết định vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình, đó sẽ là một sai lầm lớn. Điều đó sẽ chỉ làm tăng tốc độ đa dạng hóa của châu Âu và phương Tây khỏi năng lượng của Nga”, Daleep Singh, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho rằng Nga phụ thuộc vào khả năng tiêu dùng năng lượng từ phương Tây.
Nguồn: Zingnews
Theo CNN, Nga đang đối mặt với bóng dáng của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện sau khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Hiện quốc gia này đang chịu lệnh trừng phạt trên nhiều lĩnh vực từ Mỹ cùng nhiều nước phương Tây.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Nga buộc phải tăng lãi suất cơ bản lên 20%, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua do đồng RUB trượt giá. Thị trường chứng khoán Nga cũng phải đóng cửa trong 3 ngày để ngăn chặn làn sóng bán tháo.
Bên cạnh đó, trước các đòn tấn công vào “nền kinh tế pháo đài” từ Nhà Trắng, khả năng tiếp cận kho dự trữ ngoại hối trị giá 630 tỷ USD, vốn được xây dựng để chống đỡ đòn trừng phạt kinh tế, của Tổng thống Vladimir Putin ngày càng hạn chế.
Giờ đây, giới phân tích thế giới bắt đầu dồn sự chú ý sang ông Putin và nước Nga, theo dõi những động thái đáp trả và có thể xảy đến trên mặt trận kinh tế.
Cú sốc năng lượng
Ngoài khí đốt, nhiều chuyên gia tin rằng ông Putin có thể trả đũa phương Tây bằng cách vũ khí hóa dầu thô.“Nguồn cung cấp năng lượng của Nga có rất nhiều rủi ro. Nó có thể được sử dụng làm vũ khí hoặc bị loại trừ khỏi thị trường do các lệnh trừng phạt”, Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp tại Rystad Energy, nhận xét.
Trong ngày 2/3, giá cả hai loại dầu là WTI và Brent đều tăng vượt ngưỡng 110 USD/thùng. Trong 30 ngày qua, giá dầu WTI và Brent tăng lần lượt 23,2% và 20,8%. Đây cũng là mức giá cao nhất so với 7 năm trở lại đây.
Nguồn cung dầu thô trên thế giới vốn không bắt kịp nhu cầu. Giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng vọt và giáng đòn đau vào người tiêu dùng trên toàn thế giới nếu Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, cố tình kìm hãm nguồn cung.
Trong trường hợp Nga cắt giảm một nửa sản lượng xuất khẩu, JPMorgan cảnh báo giá dầu có thể tăng vọt lên ngưỡng 150 USD/thùng, cao hơn 40% so với mức hiện tại khoảng 110 USD/thùng.
Giá dầu leo thang còn kéo theo xăng thành phẩm. Theo AAA, giá xăng thông thường trung bình ở Mỹ hiện ở mức 3,61 USD/gallon, tăng hơn 8 cent trong một tuần và 25 cent trong một tháng qua.
Theo dữ liệu trong tháng 12/2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 90.000 thùng dầu từ Nga mỗi ngày. Dẫu Mỹ không phụ thuộc quá nhiều vào Nga, đây vẫn là thị trường toàn cầu và một cú sốc nguồn cung ở một địa điểm cũng có thể tác động đến giá cả toàn cầu.
Theo IEA, Nga thường xuất khẩu 7,85 triệu thùng dầu/ngày. Khoảng 60% trong số đó đến châu Âu và 20% đến Trung Quốc.
Khi giá dầu tăng cao chưa từng có kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tuần trước, hơn 20 quốc gia đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ khẩn cấp.
“Hậu quả sẽ rất khôn lường nếu Nga làm chậm dòng chảy dầu xuất khẩu và đánh vào giá cả hàng hóa. Việc gián đoạn nguồn cung chắc chắn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cả gia tăng”, Ryan Fitzmaurice, chiến lược gia năng lượng tại Rabobank, cho biết.
Ai chịu thiệt hại nặng hơn?
Vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Nga đang cắt nguồn cung dầu của thế giới. Mặt khác, Mỹ cùng phương Tây cũng cố gắng tránh áp dụng lệnh trừng phạt lên ngành công nghiệp năng lượng của Nga với hy vọng giảm thiểu tác động cho thị trường.Nga cần doanh thu từ dầu mỏ hơn bao giờ hết. Đầu tiên, việc chặn nguồn cung dầu thô có thể khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ.
Trên hết, việc hạn chế vận chuyển dầu sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu khí như Nga. Trong giai đoạn từ năm 2011-2020, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên chiếm trung bình 43% tổng doanh thu hàng năm của chính phủ Nga.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine vẫn leo thang nhanh chóng, đánh dấu sự rạn nứt tồi tệ với phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh. Giới quan sát tỏ ra ngạc nhiên trước lập trường, tinh thần của ông Putin cũng như lo ngại cách ông đáp trả các lệnh trừng phạt mới nhất.
Cuối tuần qua, tổng thống Nga đặt lực lượng hạt nhân trong tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu. Hôm 28/2, ông Putin cũng đả kích các biện pháp trừng phạt và mô tả chúng là “đế chế của sự dối trá”.
Theo Natasha Kaneva, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại JPMorgan, Nga có lịch sử cung cấp dầu đáng tin cậy, ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Song, sau khi lắng nghe bài phát biểu của ông Putin, bà lo sợ mọi thứ đã thay đổi, không ngoại trừ khả năng nước Nga sẽ vũ khí hóa hoạt động xuất khẩu dầu.
“Thị trường muốn tránh mọi sự gián đoạn. Chúng ta thậm chí không có nhiều biện pháp để thiểu giảm tác động. Nếu sự gián đoạn xảy ra, phản ứng giá cả sẽ vượt qua tầm kiểm soát”, bà Kaneva nhận định.
Đồng quan điểm, Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho rằng ông Putin có thể tìm cách đáp trả các quốc gia phương Tây. Do đó, giá cả hàng hóa là một trong những khía cạnh chịu tác động đầu tiên.
Mike Sommers, Giám đốc điều hành của nhóm thương mại dầu khí thuộc Viện Dầu mỏ Mỹ, cũng không bác bỏ nguy cơ Nga kìm hãm nguồn cung dầu.
“Có nhiều sự lo lắng, đặc biệt khi phương Tây phản ứng trước động thái xung đột của Nga tại Ukraine. Chúng tôi rất quan ngại nếu ông Putin quyết định cắt nguồn cung dầu. Bất kể ông ấy làm gì, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sản xuất trong môi trường chính trị đầy biến động”, Sommers chia sẻ.
Ông Putin không cần phải tắt vòi để trừng phạt phương Tây. Thị trường dầu mỏ chật hẹp đến mức chỉ cần nguồn cung từ Nga giảm nhẹ cũng có thể tác động lớn đến giá cả.
Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine, Nhà Trắng từng cảnh báo về động thái của ông Putin với hoạt động xuất khẩu năng lượng.
“Nếu ông Putin quyết định vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình, đó sẽ là một sai lầm lớn. Điều đó sẽ chỉ làm tăng tốc độ đa dạng hóa của châu Âu và phương Tây khỏi năng lượng của Nga”, Daleep Singh, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho rằng Nga phụ thuộc vào khả năng tiêu dùng năng lượng từ phương Tây.
Nguồn: Zingnews