VNR Content
Pearl
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc đã phát triển một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân bại liệt, bằng cách ghép tế bào gốc. Đây là một trong những phương pháp tiềm năng, giúp kích thích mọc lại các dây thần kinh ở bệnh nhân bị chấn thương cột sống.
Giáo sư Dai Jianwu, trưởng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết: “Phương pháp điều trị này không thể giúp bệnh nhân khôi phục hoàn toàn khả năng đi lại, nhưng nó sẽ giúp cải thiện một phần chất lượng cuộc sống bệnh nhân và làm họ cảm thấy tốt hơn”.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều trị thử nghiệm cho 66 bệnh nhân từ năm 2015 tới năm 2020. Tất cả đều bị đứt dây thần kinh do tai nạn giao thông, chấn thương hoặc do các sự cố khác dẫn đến bị liệt/mất cảm giác hoàn toàn phần thân dưới. Họ mất hoàn toàn khả năng đi lại và phải sống chung với điều này trong một thời gian dài.
Bằng các sử dụng một thiết bị cấy ghép sinh học với 2 loại tế bào gốc để kích thích sự phát triển của neuron thần kinh, các nhà nghiên cứu đã quan sát sự phát triển của chúng trong thời gian 2 - 5 năm, đảm bảo rằng chúng không phát sinh tác dụng phụ nào. Dai Jianwu cho biết: "Đây là nghiên cứu dài hạn đầu tiên và có quy mô lớn về phương pháp cấy ghép khung giàn nhằm mục đích chữa lành và cải thiện chức năng sau chấn thương cột sống bằng collagen và tái tạo dây thần kinh". Ông nhấn mạnh rằng những kết quả thu được cho thấy phương pháp điều trị này rất an toàn.
Gần đây, phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã ngày càng trở nên phổ biến hơn. Kỹ thuật này ngày càng thu hút nhiều sự chú ý từ giới chuyên môn, sau khi chứng minh được hiệu quả chữa lành tổn thương dây thần kinh ở một số loài động vật như chuột, chó hoặc khỉ. Tuy nhiên, những thử nghiệm ở người vẫn còn gặp một số hạn chế như số lượng bệnh nhân thử nghiệm còn khá ít. Chỉ những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi trong thời gian dài, mới sẵn sàng thử nghiệm.
Hầu hết những nệnh nhân này bị đứt dây thần kinh với độ dài lên tới 10 cm. Các nhà khoa học không sử dụng vật liệu nhân tạo, thay vào đó họ dùng một loại mô giống dây chằng lấy từ bò, nó đóng vai trò làm khung giàn cho dây thần kinh tự tái tạo. Công việc đó được thực hiện bởi hàng chục triệu tế bào gốc cấy trên bề mặt khung. Khác với những tế bào thông thường, tế bào gốc có thể phát triển thành các loại tế bào khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Dai sử dụng hai loại, một lấy từ nhau thai người hiến tặng và loại còn lại từ tủy xương của chính bệnh nhân.
Trong số 66 bệnh nhân, có khoảng 1/4 số bệnh nhân mới bị thương, còn lại những người khác bị lâu nhất là cách đây 6 năm. Có khoảng 30 bệnh nhân cho thấy có dấu hiệu liền neuron, tuy nhiên, mức độ này không giống nhau ở từng người bệnh. Có 4 bệnh nhân bị thương ở cổ gần đây phục hồi khả năng đi lại, bao gồm một người phụ nữ 22 tuổi có thể tự đi mà không cần trợ giúp. Các bệnh nhân khác vẫn phải ngồi trên xe lăn nhưng đã có thể cử động cánh tay, ngón tay, ngón chân và một số giác quan khác như cảm nhận được kim châm hoặc chủ động thông báo khi cần đi vệ sinh.
Mỗi năm, trên thế giới có 630.000 ca bệnh mới, tuy nhiên, phần lớn các chấn thương cột sống đều chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu. Do đó, nghiên cứu của Dai sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới trong y học và cải thiện tình trạng cho nhiều bệnh nhân trên toàn cầu.
Nguồn: SCMP
Giáo sư Dai Jianwu, trưởng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết: “Phương pháp điều trị này không thể giúp bệnh nhân khôi phục hoàn toàn khả năng đi lại, nhưng nó sẽ giúp cải thiện một phần chất lượng cuộc sống bệnh nhân và làm họ cảm thấy tốt hơn”.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều trị thử nghiệm cho 66 bệnh nhân từ năm 2015 tới năm 2020. Tất cả đều bị đứt dây thần kinh do tai nạn giao thông, chấn thương hoặc do các sự cố khác dẫn đến bị liệt/mất cảm giác hoàn toàn phần thân dưới. Họ mất hoàn toàn khả năng đi lại và phải sống chung với điều này trong một thời gian dài.
Gần đây, phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã ngày càng trở nên phổ biến hơn. Kỹ thuật này ngày càng thu hút nhiều sự chú ý từ giới chuyên môn, sau khi chứng minh được hiệu quả chữa lành tổn thương dây thần kinh ở một số loài động vật như chuột, chó hoặc khỉ. Tuy nhiên, những thử nghiệm ở người vẫn còn gặp một số hạn chế như số lượng bệnh nhân thử nghiệm còn khá ít. Chỉ những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi trong thời gian dài, mới sẵn sàng thử nghiệm.
Trong số 66 bệnh nhân, có khoảng 1/4 số bệnh nhân mới bị thương, còn lại những người khác bị lâu nhất là cách đây 6 năm. Có khoảng 30 bệnh nhân cho thấy có dấu hiệu liền neuron, tuy nhiên, mức độ này không giống nhau ở từng người bệnh. Có 4 bệnh nhân bị thương ở cổ gần đây phục hồi khả năng đi lại, bao gồm một người phụ nữ 22 tuổi có thể tự đi mà không cần trợ giúp. Các bệnh nhân khác vẫn phải ngồi trên xe lăn nhưng đã có thể cử động cánh tay, ngón tay, ngón chân và một số giác quan khác như cảm nhận được kim châm hoặc chủ động thông báo khi cần đi vệ sinh.
Mỗi năm, trên thế giới có 630.000 ca bệnh mới, tuy nhiên, phần lớn các chấn thương cột sống đều chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu. Do đó, nghiên cứu của Dai sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới trong y học và cải thiện tình trạng cho nhiều bệnh nhân trên toàn cầu.
Nguồn: SCMP