Doanh thu Logitech cao kỷ lục, nhưng lo ngại tắc nghẽn chuỗi cung ứng

Những thách thức về chuỗi cung ứng giờ đây đã ập đến với nhà sản xuất chuột và bàn phím nổi tiếng.
Việc một công ty công nghệ thông báo những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến sản phẩm của họ gần như đã trở thành chuyện xảy ra hàng tuần. Mặc dù báo cáo doanh số bán hàng kỷ lục, nhưng Logitech hiện đã cho biết họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về logistics và chuỗi cung ứng trong tương lai.

Doanh thu Logitech cao kỷ lục, nhưng lo ngại tắc nghẽn chuỗi cung ứng
Nhà sản xuất thiết bị ngoại vi máy tính này đã báo cáo doanh thu 1,31 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 30/9/2021. Con số này tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại mức dự báo 1,25 tỷ USD của các nhà phân tích trước đó đã dự tính. Con số này cũng đánh dấu một bước nhảy vọt 82% cực kỳ lớn so với quý 2 năm 2019.
Đây cũng là doanh số quý 2 cao nhất từ trước đến nay của công ty, điều này cũng không gây quá nhiều ngạc nhiên khi lực lượng lao động và sinh viên đã chuyển sang làm việc tại nhà do đại dịch. Ngoài chuột thì Logitech còn bán bàn phím, tai nghe và loa.
Tuy vậy, cổ phiếu của Logitech đã giảm 6% sau khi báo cáo lợi nhuận hoạt động sụt giảm đáng kể và khi công ty xác nhận rằng họ đang gặp phải các vấn đề về chuỗi cung ứng chưa từng có từ trước đến nay.

Doanh thu Logitech cao kỷ lục, nhưng lo ngại tắc nghẽn chuỗi cung ứng
"Thách thức chuỗi cung ứng này sẽ tiếp tục trong suốt phần còn lại của năm nay", Giám đốc điều hành Logitech, Bracken Darrell khẳng định. Ông cũng nói thêm: "Chúng tôi sẽ gặp một số vấn đề trong việc phân phối ở mức nhu cầu hiện có. Về logisics, chúng tôi chỉ cần làm tốt nhất có thể và lên kế hoạch tốt."
Thu nhập hoạt động giảm 40% xuống còn 211 triệu USD, trong khi lợi nhuận ròng giảm 48 % xuống còn 139,5 triệu USD. Nguyên nhân của sự sụt giảm này được cho là do chi tiêu từ các chương trình khuyến mãi và tiếp thị tại các cửa hàng tăng mạnh so với năm 2020 cho mục đích cải thiện tình hình của các nhà bán lẻ.
Darrell cho biết thêm, chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn dẫn đến thời gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không kéo dài cả nửa tháng. Trước đây chỉ mất khoảng 4-5 này để vận chuyển qua bộ phận như vậy, đồng thời chi phí cũng tăng vọt lên. Logitech đang đáp ứng bằng cách làm việc với nhiều nhà cung cấp hơn, ngoài việc mở rộng mức tồn kho hiện tại.
Darrell lưu ý rằng vẫn có nhu cầu mạnh mẽ đối với thiết bị ngoại vi nhờ vào các khách hàng là nhân viên làm việc tại nhà và các game thủ. Với việc các mô hình làm việc kết hợp ngày càng trở nên phổ biến, Darrell tin rằng xu hướng làm việc tại nhà sẽ không biến mất, bằng chứng là người tiêu dùng đang tiếp tục nâng cấp thiết bị PC văn phòng tại nhà của họ.
Bên cạnh những vấn đề về chuỗi cung ứng, sự thiếu hụt chip toàn cầu còn do một số vấn đề khác, chẳng hạn như giảm sản lượng silicon ở Trung Quốc, và sự gián đoạn nguyên liệu nhôm được cung ứng từ Malaysia. Ngoài ra giá DRAM có thể tăng khi một trận động đất ảnh hưởng đến hoạt động của Micron ở Đài Loan.
Các nhà phân tích đều đồng thuận rằng thời điểm tình hình chip sẽ được cải thiện dường như là vào khoảng thời gian sau của năm 2022, đồng thời nhiều ngành khác sẽ phải đối mặt vào tình trạng thiếu hụt cho đến nửa đầu năm 2023.
Nguồn
TechSpot
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top