Đọc vị cảm xúc của trẻ, cách giúp con bạn bộc lộ cảm xúc tốt hơn

Khi Shirley Oldale vỗ về cậu con trai 3 tuổi của cô vào giấc ngủ, cậu nhóc nói rằng, “con buồn vì con muốn chơi, con chưa muốn đi ngủ”. Oldale, một người mẹ sống ở West Yorkshire (Anh), đã dạy con mình cách biểu đạt cảm xúc từ khi cậu nhóc mới 30 tháng tuổi. “Tôi cảm thấy rất tự hào khi nghe ***** bé biểu đạt cảm xúc, bởi tôi biết khi xưa mình đã không được người lớn khuyến khích biểu đạt những cảm xúc khó khăn, như tức giận chẳng hạn” - cô nói. Để dạy con trai về cảm xúc, cô đã đọc nhiều loại sách với hình ảnh về biểu cảm khuôn mặt, cho thấy trẻ em cảm thấy như thế nào và tại sao chúng lại cảm thấy như thế. Khả năng mà Oldale dạy cho con trai được gọi là “đọc cảm xúc”, và đó là thứ mà nhiều bậc phụ huynh đang ngày càng chủ động dạy cho con cái mình. Cảm xúc tác động đến nhiều khía cạnh trong trải nghiệm của con người, như chất lượng những mối quan hệ với bạn bè và gia đình - theo Marc Brackett, giám đốc Trung tâm Trí thông minh Cảm xúc Yale, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale.
Đọc vị cảm xúc của trẻ, cách giúp con bạn bộc lộ cảm xúc tốt hơn
Chúng ta đều cần một từ ngữ để miêu tả cảm xúc và suy nghĩ bên trong. Nếu không, chúng ta không thể giao tiếp một cách hiệu quả, có được thứ chúng ta cần, và nhận được sự hỗ trợ trong cuộc sống” - ông nói. Đọc cảm xúc có thể giúp trẻ em vượt qua những cảm xúc tiêu cực tốt hơn - theo Tiến sỹ Nerissa Bauer, một chuyên gia hành vi nhi khoa tại Indianapolis. “Khi trẻ em bộc phát, hoặc bùng nổ hành vi, đó là dấu hiệu cho thấy chúng đang bất ổn, cần sự giúp đỡ của chúng ta, nhưng chưa có công cụ hay chiến thuật để tìm được sự giúp đỡ cần thiết một cách hiệu quả” - Bauer nói.

Phát triển cảm xúc trong thời kỳ đại dịch

Sự phát triển cảm xúc và thể chất của trẻ em càng cần được chú ý nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch - theo Tamsin Grimmer, chuyên gia tư vấn trẻ em những năm đầu đời, đồng thời là cố vấn tại Early Education, một tổ chức từ thiện của Anh tập trung vào cải thiện giáo dục trẻ nhỏ. Trẻ em có thể cảm thấy ngờ vực hoặc không an toàn, hoặc chúng có thể bị “lây” những cảm xúc đó từ các thành viên trong gia đình - Grimmer nói. Khi trẻ học cách đọc cảm xúc một cách thuần thục, chúng sẽ điềm tĩnh hơn và có thể đối phó tốt hơn với những thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Trong thời kỳ đại dịch, các nhà giáo dục như Lisa Agyapong đã tiếp cận với nhiều đứa trẻ để giúp chúng hiểu cách bình tĩnh. Cô là một chuyên gia về quản lý cảm xúc đầu đời tại Early Years Alliance, một tổ chức từ thiện giáo dục tại Anh.

Chiếc lọ cảm xúc

Một trong những hoạt động cô dạy cho lũ trẻ là sử dụng một chiếc lọ đủ màu sắc óng ánh. Khi lũ trẻ lắc chiếc lọ, chuyển động của những hạt óng ánh bên trong đó đại diện cho những cảm xúc mất kiểm soát của chúng; khi những hạt óng ánh kia ngừng chuyển động, cảm xúc của lũ trẻ cũng vậy - cô giải thích. “Tập chơi cùng nhau trong khi đợi những hạt óng ánh kia ngừng chuyển động là cơ hội để lũ trẻ bình tĩnh lại mà không hề nhận ra chúng đang làm điều đó” - Agyapong nói. Trong thập kỷ qua, việc dạy cho trẻ biết đọc cảm xúc đã và đang ngày một phổ biến hơn khi mà nhiều nghiên cứu chỉ rõ những lợi ích của nó - theo Brackett, tác giả cuốn "Permission to Feel: Unlocking the Power of Emotions to Help Our Kids, Ourselves, and Our Society Thrive"
Đọc vị cảm xúc của trẻ, cách giúp con bạn bộc lộ cảm xúc tốt hơn
Những trẻ với kỹ năng cảm xúc phát triển hơn thường có sức khỏe tốt hơn, những mối quan hệ chất lượng, và học hành hiệu quả hơn” - ông nói. Căng thẳng và lo âu cũng ngày một xảy ra thường xuyên hơn ở bộ phận dân số trẻ, do đó việc dạy dỗ chúng biết cách xử lý cảm xúc theo một cách khoa học lại càng quan trọng hơn - Brackett nói.

Lộ trình học cách đọc cảm xúc

Phụ huynh nên bắt đầu bắt cách giúp con trẻ xác định những cảm xúc đang hiện hữu, bởi trẻ khó mà nhớ lại cảm xúc đã từng trải qua. Và không chỉ làm điều đó khi trẻ giận giữ hay buồn rầu. “Nếu con bạn đang cười, bạn có thể nói, ‘nhìn xem ai cười kìa! trông con vui vẻ quá!’” - Bauer nói. Trẻ em cũng quan sát rất tốt, do đó phụ huynh nên luyện tập và thể hiện khả năng đọc cảm xúc của mình nữa. Họ có thể nói ra cảm xúc đang trải qua và tại sao lại như vậy, ví dụ như “Mẹ thấy buồn vì...” - ông giải thích thêm. Trong ngày, hãy trò chuyện với con cái về cảm xúc. Điều này giúp xây dựng niềm tin rằng việc nói chuyện về cảm xúc là bình thường và khuyến khích con trẻ chia sẻ cảm xúc của mình. Nếu bạn đang xem phim hay đọc sách, hãy nói về những cảm xúc khác nhau mà các nhân vật đang trải qua. Một khi trẻ có thể xác định cảm xúc của mình, chúng có thể bắt đầu học cách xử lý chúng theo một cách khoa học. Bauer khuyến nghị các bậc phụ huynh dạy con những phương pháp tự bình tĩnh như thở sâu, thiền, hay chơi ngoài trời. Phụ huynh cũng nên chia sẻ những câu chuyện về cách mình xử lý những tình huống cụ thể mà họ trải qua những cảm xúc tiêu cực, để trẻ có những ví dụ về những điều cần làm. Tham khảo: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top