Dữ liệu từ Apple hỗ trợ cho một nghiên cứu quan trọng về sức khỏe kinh nguyệt

Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Apple của Harvard nhằm làm sáng tỏ hội chứng buồng trứng đa nang, một tình trạng phổ biến nhưng ít được hiểu biết. Nghiên cứu này được đánh giá là có quy mô lớn về những phụ nữ sử dụng các sản phẩm của Apple để theo dõi chu kỳ và sức khỏe kỳ kinh của mình, nhưng dữ liệu của họ có thể cung cấp một số hiểu biết về tình trạng kinh nguyệt phổ biến nhưng vẫn chưa được hiểu rõ.

Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có kỳ kinh không đều

Bản cập nhật hồ sơ mới nhất từ Dự án nghiên cứu sức khỏe phụ nữ của Apple đã được các nhà nghiên cứu của Harvard phát hành hôm đầu tuần. Trong số những dữ liệu được cung cấp, nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 12% phụ nữ trong nghiên cứu báo cáo được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và những người bị PCOS có nhiều khả năng có kinh nguyệt không đều, kéo theo các tình trạng sức khỏe đáng lo ngại khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuýp 2.
PCOS được xem là một rối loạn nội tiết tố phức tạp, với đặc điểm ở những phụ nữ này là nồng độ testosterone và các hormone androgen khác cao hơn bình thường, và một số trường hợp mức estrogen thấp hơn. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng bao gồm cả vô sinh, mụn trứng cá, lông thừa trên cơ thể và buồng trứng mở rộng thường xuyên tạo ra các nang trứng chưa trưởng thành, túi chứa đầy chất lỏng chứa trứng không bao giờ có thể được thụ tinh. Những loại nang trứng này không giống với u nang buồng trứng, nhưng tình trạng bệnh có các triệu chứng tương tự.
Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ của Apple được khởi động vào tháng 3 năm 2020, với sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard và Apple. Dự án này được quảng cáo là một nỗ lực nhằm định lượng tốt hơn mức độ ảnh hưởng của kinh nguyệt cũng như mối liên hệ với sức khỏe của mọi người. Những người tham gia trong nghiên cứu này là các đối tượng đăng ký đã được tìm thấy trên iPhone và Apple Watches. Họ được yêu cầu điền vào các cuộc khảo sát thường xuyên về chu kỳ kinh nguyệt và các dấu hiệu sức khỏe khác của bản thân, đồng thời họ cũng có thể chọn theo dõi và chia sẻ các dữ liệu về chu kỳ kinh nguyệt của mình với nghiên cứu.
Những phát hiện sơ bộ dựa trên một nhóm thuần tập gồm 7.000 người đã điền vào ít nhất một cuộc khảo sát về tiền sử bệnh của họ cho đến tháng 12 năm 2021. 12% trong đó cho biết họ đã được bác sĩ chẩn đoán mắc PCOS, cao hơn một chút so với các ước tính khác về mức độ phổ biến của căn bệnh này trong dân số chung. Độ tuổi chẩn đoán trung bình là 22 tuổi, phù hợp với một nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng này là ở độ tuổi 20 và 30.
Sau kỳ kinh đầu tiên, phần lớn phụ nữ phải mất một thời gian để các chu kỳ trở nên đều đặn hơn. Đối với những người bị PCOS được chẩn đoán, nghiên cứu cho thấy, thời gian chờ đợi này thường lâu hơn. Trong vòng 4 năm đầu tiên của kinh nguyệt, có khoảng 70% người tham gia không có PCOS vẫn giữ được kỳ kinh nguyệt đều đặn.Tuy nhiên chỉ 43% người bị PCOS có kỳ kinh đều, còn khoảng 1 nửa số người bị PCOS cho biết không bao giờ có kinh đều đặn hoặc chỉ có kinh đều đặn sau khi họ điều trị bằng nội tiết tố như ngừa thai , so với một phần tư phụ nữ không bị PCOS.

Dữ liệu từ Apple hỗ trợ cho một nghiên cứu quan trọng về sức khỏe kinh nguyệt
Hình ảnh về ứng dụng theo dõi chu kỳ mà người dùng có thể chia sẻ dữ liệu từ Nghiên cứu sức khỏe phụ nữ của Apple

Người bị PCOS cũng bị mắc nhiều tình trạng bệnh khác

Mặc dù PCOS thường có thể được kiểm soát tốt hơn bằng nội tiết tố và các phương pháp điều trị khác, nhưng chúng ta vẫn có những hiểu biết rất hạn chế về cách thức và lý do tại sao nó xảy ra. Các nghiên cứu cũng cho rằng có một thành phần di truyền mạnh mẽ trong bản thân những người mắc bệnh, nhưng các yếu tố môi trường trong thời kỳ mang thai hoặc những năm đầu đời cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Trong nghiên cứu này, khoảng 23% phụ nữ mắc PCOS cho biết tiền sử gia đình mắc bệnh này, so với chỉ 5% phụ nữ không mắc PCOS cũng cho biết họ không có tiền sử, điều này chứng minh cho mối liên hệ về mặt di truyền.
Những người bị PCOS dường như cũng có khuynh hướng mắc các vấn đề sức khỏe khác. So với những người không mắc bệnh, những người sống chung với PCOS có nhiều khả năng bị nhịp tim không đều (5,6% so với 3,7%), tiểu đường loại 2 (6,7% so với 2,3%), huyết áp cao (17,7% so với 10,7%) và cholesterol cao. Tuy nhiên, khoảng cách lớn nhất được tìm thấy với bệnh béo phì, vì hơn 60% số người mắc PCOS bị béo phì, gần gấp đôi tỷ lệ phổ biến ở những người không mắc bệnh này. Mặc dù những nghiên cứu khác cũng đã cho thấy mối liên hệ tương tự giữa PCOS và nhiều tình trạng bệnh trên, nhưng vẫn tương đối ít nghiên cứu được thực hiện về mối liên hệ cụ thể giữa kinh nguyệt và sức khỏe tim mạch.
Mahalingaiah, một trợ lý giáo sư về môi trường, sinh sản và sức khỏe phụ nữ tại Harvard TH Chan cho biết "Nghiên cứu của chúng tôi đang lấp đầy một khoảng trống nghiên cứu bằng cách đi sâu hơn vào việc tìm hiểu cách các chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt có thể là một cửa sổ cho sức khỏe tổng thể. Mức độ nghiên cứu đang được thực hiện bởi Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ của Apple là rất quan trọng để hiểu rõ hơn về PCOS và các tác động đến sức khỏe của nó, bao gồm cả những người bị PCOS và những người có thể bị PCOS nhưng không biết."
Mahalingaiah và các đồng nghiệp của cô có kế hoạch xuất bản những phát hiện của họ cho đến nay trên các tạp chí được bình duyệt, hòng thêm nhiều phụ nữ vào nghiên cứu này. Mục tiêu tiếp tục tập trung vào kinh nghiệm của những người bị PCOS.
"Từ phân tích sơ bộ này, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một bộ dữ liệu nền tảng lớn hơn trên PCOS, với các biến số tự theo dõi và mối liên hệ của nó với sức khỏe tim mạch, có thể góp phần hiểu tình trạng bệnh, phát triển các phương pháp điều trị và truyền cảm hứng cho các lĩnh vực nghiên cứu mới. Hy vọng của chúng tôi là bằng cách mở rộng hiểu biết về gánh nặng sức khỏe cộng đồng của hội chứng PCOS để tạo ra các mô hình nghiên cứu có thể được áp dụng để hiểu biết khoa học hơn về các tình trạng sức khỏe khác và gánh nặng của chúng."
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top