Dù WearOS chắc chắn có ưu thế mạnh mẽ khi đề cập đến sự đa dạng, thế nhưng, không thể phủ nhận rằng Apple Watch lại đang có những con số về thị phần cao hơn. Trên thực tế, nền tảng thiết bị đeo của Google cách rất xa so với hệ điều hành smartwatch tuyệt vời từ Apple.
Thật khó tin nhưng sự phát triển của WearOS gần đây lại phần lớn công lao thuộc về Samsung. Nhưng mọi thứ có thể sẽ khó có thể tiếp tục như vậy, trừ khi Google nhận ra những sự thiếu sót và cam kết tốt hơn với hệ sinh thái smartwatch của riêng mình.
Vì vậy, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã tận dụng phần mã nguồn mở để sở hữu 1 phiên bản độc quyền cho đồng hồ thông minh (smartwatch) của mình. Nó giúp cho Samsung giành vị trí thứ 2 trên thị trường smartwatch. Dĩ nhiên, điều đó cũng có nghĩa TizenOS là hệ điều hành thiết bị đeo đứng sau watchOS của Apple, chứ chẳng phải WearOS. Chúng ta vẫn chưa rõ về các cuộc đàm phán giữa 2 gã khổng lồ công nghệ, nhưng có lẽ, điều tốt nhất là Samsung cuối cùng cũng chấp nhận WearOS của Google. Điều này xảy ra cùng lúc với việc công bố WearOS 3, vì dòng Galaxy Watch 4 là những đồng hồ thông minh đầu tiên và duy nhất cho đến nay sử dụng nền tảng này. Chuỗi sự kiện đó đã giúp thị trường WearOS hồi sinh mạnh mẽ. Sống lại hi vọng Google sẽ xây dựng nền tảng này tốt hơn.
Đó chắc chắn là một tin tốt cho những người hâm mộ Wear OS, nhưng cũng nên lạc quan một cách thận trọng. Thị phần lớn hơn chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà sản xuất sử dụng Wear OS hơn, nhưng trên thị trường chưa bao giờ thực sự có sự thiếu hụt các thương hiệu cũng như những mẫu mã smartwatch để lựa chọn. Điều khiến cả người tiêu dùng lẫn các OEM đều lo lắng chính là mức độ tin tưởng vào nền tảng, cả về phần cứng lẫn phần mềm. Về mặt phần cứng, những chipset Snapdragon Wear của Qualcomm vẫn chưa hiệu quả, bởi chúng sử dụng công nghệ ARM cũ hơn rất nhiều. Vấn đề ngày càng trầm trọng hơn khi các nhà sản xuất smartwatch chọn gắn bó với những bộ xử lý cũ, dù các chip mới hơn đã ra mắt cả năm nay. Điều đó khiến hiệu năng thiết bị thấp hơn đáng kể, đặc biệt thời lượng pin kém. Điều đó khiến một số thương hiệu phải áp dụng các hệ điều hành tùy biến, hoạt động với những phần cứng tùy biến, nhằm tận dụng tối đa thông số kỹ thuật.
Sự im lặng tương đối của Google đối với các bản cập nhật WearOS cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là đối với người mua. Chỉ có một số nhà sản xuất hứa sẽ mang WearOS lên những chiếc smartwatch mới được phát hành trong vài tháng qua, trong khi các mẫu cũ hơn từ năm ngoái vẫn còn trong tình trạng lấp lửng. Chắc chắn, việc Samsung đầu tư vào WearOS sẽ khiến nhiều người kỳ vọng nền tảng thiết bị đeo này phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, vẫn còn quá sớm để ăn mừng thành công đó. Google phải đẩy mạnh cam kết đối với nền tảng thiết bị đeo của mình nhằm tạo niềm tin cho các nhà sản xuất, nhà phát triển ứng dụng, người mua. Đến khi nào WearOS mới có thể bắt kịp Apple, khi mà Google vẫn còn tỏ ra hờ hững? Nguồn: Slash Gear
Trải nghiệm Anker Prime 250W A2345 và Anker Zolo 140W A2697: bộ đôi sạc độc lạ tích hợp cả màn hình, AI cảm xúc, "sạc cả thế giới"