VNR Content
Pearl
Hình ảnh nhiều ô tô dừng xe tại đường cứu nạn, thậm chí còn trải thảm để bày đồ ăn trong các chuyến hành trình du xuân khiến cộng đồng không khỏi bức xúc.
"4 giờ chiều tại đèo Hải Vân. Hầu hết các đường cứu nạn đều được các gia đình bày đồ ra liên hoan, nghỉ chân, vệ sinh… Không tưởng tượng nổi", tài khoản Kiên Trung đăng trong một nhóm Facebook. Đi cùng lời bình là bức ảnh cho thấy có 4 chiếc ô tô con dừng đỗ tại một đoạn đường cứu nạn.
Một số ô tô dừng đỗ tại khu vực đường cứu nạn (Ảnh: Lê Kiên Trung)
Tại phần bình luận, nhiều người dùng mạng xã hội cũng bức xúc khi xem hình ảnh này. "Dừng xe ở đường cứu nạn chẳng khác nào ******. Không những thế, nó còn tiềm ẩn nguy hiểm cho người khác" nick Hoàng Lộc viết. "Bản thân cái tên "đường cứu nạn" đã đủ cho thấy chức năng của nó rồi, đằng này còn có biển cấm dừng đỗ mà vẫn vô tư đi vào".
"Hình như một số lái xe thích đưa gia đình mình đi khám phá mạo hiểm nhỉ? Nói thì gở miệng nhưng nếu không may có xe tải mất phanh, ô tô khổ lớn gặp sự cố mà phải lao vào đường cứu nạn thì không biết những người kia có kịp chạy, rồi hậu quả khủng khiếp thế nào", anh Vũ Thành nêu ý kiến.
Thông báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại đường cứu nạn (Ảnh: Lê Kiên Trung)
Đường cứu nạn thường được thiết kế rẽ nhánh so với đường chính, làm dốc ngược cộng thêm mặt đường nhiều cát sỏi, từ đó giúp xe giảm tốc độ nhanh hơn. Đây được xem là một trong những giải pháp giúp hạn chế thiệt hại về người và của với xe bị mất phanh khi lưu thông trên các đoạn đường đèo dốc.
Khi gặp sự cố, tài xế có thể cố gắng điều khiển xe tới đường cứu nạn rồi lao vào đó, thay vì phải lao vào vách núi. Nhờ thiết kế đặc biệt như trên mà hầu hết các phương tiện mất phanh, gặp sự cố có thể dừng an toàn sau khi vào đây.
Ngoài việc lên án một số lái xe và gia đình dừng nghỉ trong khu vực đường cứu nạn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, có ý kiến cho rằng cần có chế tài xử phạt nặng cho vi phạm này. "Cứ khen đường ở nước ngoài đẹp và an toàn, đến khi đường ở Việt Nam thiết kế an toàn thì lại có một số bộ phận lái xe thiếu ý thức", tài khoản Hùng Lê viết.
Theo Dân Trí
"4 giờ chiều tại đèo Hải Vân. Hầu hết các đường cứu nạn đều được các gia đình bày đồ ra liên hoan, nghỉ chân, vệ sinh… Không tưởng tượng nổi", tài khoản Kiên Trung đăng trong một nhóm Facebook. Đi cùng lời bình là bức ảnh cho thấy có 4 chiếc ô tô con dừng đỗ tại một đoạn đường cứu nạn.
Tại phần bình luận, nhiều người dùng mạng xã hội cũng bức xúc khi xem hình ảnh này. "Dừng xe ở đường cứu nạn chẳng khác nào ******. Không những thế, nó còn tiềm ẩn nguy hiểm cho người khác" nick Hoàng Lộc viết. "Bản thân cái tên "đường cứu nạn" đã đủ cho thấy chức năng của nó rồi, đằng này còn có biển cấm dừng đỗ mà vẫn vô tư đi vào".
"Hình như một số lái xe thích đưa gia đình mình đi khám phá mạo hiểm nhỉ? Nói thì gở miệng nhưng nếu không may có xe tải mất phanh, ô tô khổ lớn gặp sự cố mà phải lao vào đường cứu nạn thì không biết những người kia có kịp chạy, rồi hậu quả khủng khiếp thế nào", anh Vũ Thành nêu ý kiến.
Đường cứu nạn thường được thiết kế rẽ nhánh so với đường chính, làm dốc ngược cộng thêm mặt đường nhiều cát sỏi, từ đó giúp xe giảm tốc độ nhanh hơn. Đây được xem là một trong những giải pháp giúp hạn chế thiệt hại về người và của với xe bị mất phanh khi lưu thông trên các đoạn đường đèo dốc.
Khi gặp sự cố, tài xế có thể cố gắng điều khiển xe tới đường cứu nạn rồi lao vào đó, thay vì phải lao vào vách núi. Nhờ thiết kế đặc biệt như trên mà hầu hết các phương tiện mất phanh, gặp sự cố có thể dừng an toàn sau khi vào đây.
Ngoài việc lên án một số lái xe và gia đình dừng nghỉ trong khu vực đường cứu nạn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, có ý kiến cho rằng cần có chế tài xử phạt nặng cho vi phạm này. "Cứ khen đường ở nước ngoài đẹp và an toàn, đến khi đường ở Việt Nam thiết kế an toàn thì lại có một số bộ phận lái xe thiếu ý thức", tài khoản Hùng Lê viết.
Theo Dân Trí