VNR Content
Pearl
Sau khi kịch liệt chỉ trích ban lãnh đạo và chính sách của Twitter, Elon Musk muốn rời đi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Trong nhiều năm, Twitter chỉ được xem là mạng xã hội số hai. Quy mô của nền tảng chưa từng sánh ngang Facebook hay Instagram. Đến tháng 4, Elon Musk bất ngờ đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD. Vị tỷ phú khẳng định Twitter sẽ tốt hơn dưới quyền sở hữu của ông.
Chỉ ít lâu sau tuyên bố thâu tóm, Musk công khai chỉ trích dàn lãnh đạo Twitter, không hài lòng về chính sách nội dung, đưa ra những tuyên bố khiến hơn 7.000 nhân viên công ty bối rối. Khi Musk tuyên bố Twitter không có triển vọng về tài chính, cổ phiếu công ty đã giảm hơn 30%.
Sau những phát ngôn không cần thiết, bao gồm chê bai tình hình kinh doanh và cách vận hành, Musk khiến nhiều người mất niềm tin vào Twitter, tinh thần nhân viên sa sút, nhà quảng cáo e dè. Nói cách khác, Twitter đã trở nên tồi tệ hơn sau sự xuất hiện của vị tỷ phú.
Elon Musk tuyên bố hủy thương vụ với Twitter sau khi chỉ trích ban lãnh đạo, tình hình kinh doanh và chính sách nội dung trên nền tảng. Ảnh: Reuters.
Tình hình kinh doanh bấp bênh là một trong những lý do Twitter khởi kiện Musk, buộc vị tỷ phú hoàn tất thương vụ. Theo New York Times, vụ kiện có thể kéo dài và tốn sức, bao gồm nhiều tháng tố tụng, bào chữa của luật sư. Twitter có thể thắng kiện, hoặc chỉ nhận phí "chia tay" từ Musk. Trong trường hợp khác, 2 bên có thể ngồi lại để thương lượng và dàn xếp.
Sau khi Musk tuyên bố hủy mua lại Twitter, cổ phiếu công ty đã giảm 11% vào ngày 11/7, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020. Từ khi chấp nhận đề nghị thâu tóm của Musk vào ngày 25/4, cổ phiếu Twitter đã mất hơn 1/3 giá trị, trong bối cảnh nhà đầu tư không chắc chắn về khả năng thương vụ diễn ra như thỏa thuận.
Trong bức thư gửi đến luật sư của Musk ngày 10/7, đại diện Twitter cho biết động thái chấm dứt thỏa thuận "không hợp lệ và sai trái", khẳng định vị tỷ phú "cố ý vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận thâu tóm. Trên Twitter, Musk đăng ảnh chế (meme) của chính ông về trường hợp này.
Theo Reuters, Musk hiện nắm giữ 8,5 tỷ USD tiền mặt do đã bán bớt cổ phần Tesla hồi tháng 4 để gom tiền mua Twitter. Tính đến cuối tháng 4, ông đã bán tổng cộng 9,6 triệu cổ phiếu Tesla với giá 885 USD/cổ phiếu.
“Vị tỷ phú đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ, lớn hơn nhiều với số tiền ông có cách đây một năm. Nguyên nhân là ông đã bán rất nhiều cổ phiếu của Tesla với giá cao ngất ngưởng", Sam Abuelsamid, chuyên viên nghiên cứu tại Guidehouse Insights, nhận định.
Elon Musk tự ghép bốn bức ảnh của chính ông cùng lời chú thích: "Họ từng nói tôi không thể mua Twitter. Sau đó, họ không tiết lộ thông tin về tài khoản bot. Bây giờ họ muốn ép tôi mua Twitter tại tòa án. Và giờ họ sẽ phải tiết lộ thông tin bot trước tòa".
Nguồn tin thân cận cho biết trong quá trình cân nhắc đề nghị của Musk, Twitter không nhận được lời chào mời từ những cái tên khác. Hội đồng quản trị Twitter nhận định mức giá 54,20 USD/cổ phiếu của Musk là tốt nhất, cho rằng bản thân công ty không thể tự mình vươn đến con số này.
"Sự thiếu tin tưởng của hội đồng quản trị vào tương lai dài hạn của công ty sẽ còn kéo dài với nhân viên, đối tác và cổ đông bất chấp kết quả của thương vụ với Musk", Goldman cho biết.
Hoạt động kinh doanh của Twitter ngày càng sa sút trong những tháng gần đây. Vào tháng 5, CEO Parag Agrawal cho biết công ty không thể đạt mục tiêu tài chính. Để giải quyết vấn đề, ông đã sa thải lãnh đạo mảng sản phẩm và kinh doanh, hạn chế tuyển dụng nhân viên, tăng cường thu hút người dùng và "lấn sân" sang thương mại điện tử.
Trước đó một tháng, Twitter đã ngừng đặt mục tiêu kinh doanh để chờ kết quả thương vụ thâu tóm của Musk. Sự thiếu chắc chắn này tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của nhà quảng cáo, nguồn doanh thu chính của Twitter.
"Twitter sẽ gặp khó khăn trong tương lai nếu muốn trấn an các nhà quảng cáo nhạy cảm và người dùng rằng công ty sẽ ổn định", Angelo Carusone, Chủ tịch kiêm CEO tổ chức Media Matters for America cho biết.
Tuy nhiên, trong lá đơn gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 8/7, đội ngũ luật sư của Musk cho biết "triển vọng kinh doanh và tài chính giảm sút" của công ty khiến vị tỷ phú tạm dừng thâu tóm, đặc biệt khi xem xét "hiệu suất tài chính và ước tính sửa đổi" của Twitter trong năm tài chính tiếp theo.
Musk thậm chí cho rằng Twitter không hấp dẫn bằng các ứng dụng khác, dù bản thân ông sở hữu hơn 100 triệu người theo dõi trên nền tảng. Tuy không có bằng chứng, vị tỷ phú nhiều lần tuyên bố Twitter có tỷ lệ tài khoản giả mạo cao hơn mức đã công bố (5%).
Các chuyên gia về tin giả cho rằng phát ngôn của Musk về tài khoản spam khiến người dùng mất niềm tin vào Twitter, đặc biệt khi công ty lên kế hoạch điều tiết nội dung liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống tại Brazil, cũng như đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra tại Mỹ.
Musk cũng kịch liệt chỉ trích chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter, khẳng định sẽ loại bỏ để ủng hộ tự do ngôn luận. Vào tháng 5, CEO hãng xe điện Tesla cho biết sẽ gỡ lệnh cấm với cựu Tổng thống Donald Trump.
Bên trong Twitter, tinh thần nhân viên suy giảm, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và mệt mỏi. Một số nhân viên bày tỏ cảm giác nhẹ nhõm khi biết Musk không muốn mua công ty. Trong khi đó, nhiều người khác công khai chỉ trích ban lãnh đạo Twitter vì để Musk "chơi đùa" ngay từ đầu.
Evan Williams, đồng sáng lập Twitter mong muốn chấm dứt những trò hề của Musk. "Nếu còn trong hội đồng quản trị, tôi sẽ hỏi liệu chúng ta có muốn câu chuyện xấu xí này kết thúc hay không", Williams chia sẻ khi biết Twitter sẽ kiện Musk để buộc hoàn tất thỏa thuận.
Trong nhiều năm, Twitter chỉ được xem là mạng xã hội số hai. Quy mô của nền tảng chưa từng sánh ngang Facebook hay Instagram. Đến tháng 4, Elon Musk bất ngờ đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD. Vị tỷ phú khẳng định Twitter sẽ tốt hơn dưới quyền sở hữu của ông.
Chỉ ít lâu sau tuyên bố thâu tóm, Musk công khai chỉ trích dàn lãnh đạo Twitter, không hài lòng về chính sách nội dung, đưa ra những tuyên bố khiến hơn 7.000 nhân viên công ty bối rối. Khi Musk tuyên bố Twitter không có triển vọng về tài chính, cổ phiếu công ty đã giảm hơn 30%.
Sau những phát ngôn không cần thiết, bao gồm chê bai tình hình kinh doanh và cách vận hành, Musk khiến nhiều người mất niềm tin vào Twitter, tinh thần nhân viên sa sút, nhà quảng cáo e dè. Nói cách khác, Twitter đã trở nên tồi tệ hơn sau sự xuất hiện của vị tỷ phú.
Cổ phiếu Twitter suy giảm nghiêm trọng
"Sự tham gia của ông ấy (Musk) vào Twitter khiến công ty gặp tổn hại nghiêm trọng... Nhân viên, nhà quảng cáo và thị trường không còn tin vào một công ty với con đường mù mịt, giờ đây phải ra tòa để hoàn tất giao dịch với một người có ý đồ xấu", Jason Goldman, cựu Phó chủ tịch Sản phẩm, thành viên đội ngũ sáng lập Twitter chia sẻ.Tình hình kinh doanh bấp bênh là một trong những lý do Twitter khởi kiện Musk, buộc vị tỷ phú hoàn tất thương vụ. Theo New York Times, vụ kiện có thể kéo dài và tốn sức, bao gồm nhiều tháng tố tụng, bào chữa của luật sư. Twitter có thể thắng kiện, hoặc chỉ nhận phí "chia tay" từ Musk. Trong trường hợp khác, 2 bên có thể ngồi lại để thương lượng và dàn xếp.
Sau khi Musk tuyên bố hủy mua lại Twitter, cổ phiếu công ty đã giảm 11% vào ngày 11/7, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020. Từ khi chấp nhận đề nghị thâu tóm của Musk vào ngày 25/4, cổ phiếu Twitter đã mất hơn 1/3 giá trị, trong bối cảnh nhà đầu tư không chắc chắn về khả năng thương vụ diễn ra như thỏa thuận.
Trong bức thư gửi đến luật sư của Musk ngày 10/7, đại diện Twitter cho biết động thái chấm dứt thỏa thuận "không hợp lệ và sai trái", khẳng định vị tỷ phú "cố ý vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận thâu tóm. Trên Twitter, Musk đăng ảnh chế (meme) của chính ông về trường hợp này.
Theo Reuters, Musk hiện nắm giữ 8,5 tỷ USD tiền mặt do đã bán bớt cổ phần Tesla hồi tháng 4 để gom tiền mua Twitter. Tính đến cuối tháng 4, ông đã bán tổng cộng 9,6 triệu cổ phiếu Tesla với giá 885 USD/cổ phiếu.
“Vị tỷ phú đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ, lớn hơn nhiều với số tiền ông có cách đây một năm. Nguyên nhân là ông đã bán rất nhiều cổ phiếu của Tesla với giá cao ngất ngưởng", Sam Abuelsamid, chuyên viên nghiên cứu tại Guidehouse Insights, nhận định.
Người dùng và đối tác mất niềm tin
Trong những lần "phá hoại" Twitter, Musk thường xuyên phơi bày tình hình tài chính suy yếu của công ty, khi thua lỗ 7 trong số 9 năm hoạt động đại chúng.Nguồn tin thân cận cho biết trong quá trình cân nhắc đề nghị của Musk, Twitter không nhận được lời chào mời từ những cái tên khác. Hội đồng quản trị Twitter nhận định mức giá 54,20 USD/cổ phiếu của Musk là tốt nhất, cho rằng bản thân công ty không thể tự mình vươn đến con số này.
"Sự thiếu tin tưởng của hội đồng quản trị vào tương lai dài hạn của công ty sẽ còn kéo dài với nhân viên, đối tác và cổ đông bất chấp kết quả của thương vụ với Musk", Goldman cho biết.
Hoạt động kinh doanh của Twitter ngày càng sa sút trong những tháng gần đây. Vào tháng 5, CEO Parag Agrawal cho biết công ty không thể đạt mục tiêu tài chính. Để giải quyết vấn đề, ông đã sa thải lãnh đạo mảng sản phẩm và kinh doanh, hạn chế tuyển dụng nhân viên, tăng cường thu hút người dùng và "lấn sân" sang thương mại điện tử.
Trước đó một tháng, Twitter đã ngừng đặt mục tiêu kinh doanh để chờ kết quả thương vụ thâu tóm của Musk. Sự thiếu chắc chắn này tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của nhà quảng cáo, nguồn doanh thu chính của Twitter.
"Twitter sẽ gặp khó khăn trong tương lai nếu muốn trấn an các nhà quảng cáo nhạy cảm và người dùng rằng công ty sẽ ổn định", Angelo Carusone, Chủ tịch kiêm CEO tổ chức Media Matters for America cho biết.
Tinh thần nhân viên suy giảm
Đối với ban lãnh đạo Twitter, Musk khiến họ tin rằng ông sẽ khiến công ty tốt hơn. Khi kêu gọi đầu tư cho thương vụ vào tháng 5, Musk đề xuất kế hoạch tăng doanh thu công ty gấp 5 lần, đạt 26,4 tỷ USD vào năm 2028, với 931 triệu người dùng so với 217 triệu vào cuối năm 2021.Tuy nhiên, trong lá đơn gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 8/7, đội ngũ luật sư của Musk cho biết "triển vọng kinh doanh và tài chính giảm sút" của công ty khiến vị tỷ phú tạm dừng thâu tóm, đặc biệt khi xem xét "hiệu suất tài chính và ước tính sửa đổi" của Twitter trong năm tài chính tiếp theo.
Musk thậm chí cho rằng Twitter không hấp dẫn bằng các ứng dụng khác, dù bản thân ông sở hữu hơn 100 triệu người theo dõi trên nền tảng. Tuy không có bằng chứng, vị tỷ phú nhiều lần tuyên bố Twitter có tỷ lệ tài khoản giả mạo cao hơn mức đã công bố (5%).
Các chuyên gia về tin giả cho rằng phát ngôn của Musk về tài khoản spam khiến người dùng mất niềm tin vào Twitter, đặc biệt khi công ty lên kế hoạch điều tiết nội dung liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống tại Brazil, cũng như đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra tại Mỹ.
Musk cũng kịch liệt chỉ trích chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter, khẳng định sẽ loại bỏ để ủng hộ tự do ngôn luận. Vào tháng 5, CEO hãng xe điện Tesla cho biết sẽ gỡ lệnh cấm với cựu Tổng thống Donald Trump.
Bên trong Twitter, tinh thần nhân viên suy giảm, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và mệt mỏi. Một số nhân viên bày tỏ cảm giác nhẹ nhõm khi biết Musk không muốn mua công ty. Trong khi đó, nhiều người khác công khai chỉ trích ban lãnh đạo Twitter vì để Musk "chơi đùa" ngay từ đầu.
Evan Williams, đồng sáng lập Twitter mong muốn chấm dứt những trò hề của Musk. "Nếu còn trong hội đồng quản trị, tôi sẽ hỏi liệu chúng ta có muốn câu chuyện xấu xí này kết thúc hay không", Williams chia sẻ khi biết Twitter sẽ kiện Musk để buộc hoàn tất thỏa thuận.