Elon Musk lên tiếng về ‘tình trạng khẩn cấp tài chính’ của Mỹ, giữa lúc bitcoin ngấp nghé đỉnh lịch sử 90.000 USD

Khánh Vân
Khánh Vân
Phản hồi: 0

Khánh Vân

Writer
Giữa lúc giá bitcoin ngấp nghẻ mức đỉnh 90.000 USD, Elon Musk lại gây chú ý với một cảnh báo về “tình trạng khẩn cấp tài chính” đang đe dọa nước Mỹ. Với khoản nợ quốc gia khổng lồ 35 nghìn tỷ USD, Musk không ngại thẳng thừng chỉ trích tình trạng chi tiêu công của Mỹ, cho rằng đây là hành vi “không bền vững,” đang dần đưa đất nước vào bờ vực phá sản. Thông điệp này được Musk chia sẻ qua X, nền tảng mạng xã hội mà ông từng mạnh tay mua lại.

elon-musk-bitcoin-44000-usd-16150777185021435025540_webp_75.jpg

Đồng tình với Musk, thượng nghị sĩ Rand Paul từ Kentucky cũng lên tiếng chỉ trích mức thâm hụt ngân sách hàng năm 2 nghìn tỷ USD của Mỹ là “không bền vững”. Paul, từng nổi danh vào năm 2015 khi mở đường cho việc nhận đóng góp tranh cử bằng bitcoin, giờ đây vẫn kiên định với niềm tin rằng tiền số có thể thay thế đồng USD, nhất là khi đồng tiền này ngày càng chịu ảnh hưởng từ các chính sách tiền tệ khó lường của chính phủ.

Không dừng lại ở đó, nợ quốc gia Mỹ, vốn đã vượt mốc 34 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2024, tiếp tục gia tăng chóng mặt, một phần nhờ vào gói kích thích chống đại dịch Covid-19 cùng các đợt phong tỏa đẩy lạm phát leo thang. Cục Dự trữ Liên bang đã phải can thiệp bằng cách nâng lãi suất đến mức kỷ lục để kiềm chế lạm phát, nhưng nợ công vẫn không ngừng phình to.

Giữa bối cảnh ấy, ông Trump, vốn không ngại các ý tưởng táo bạo, đã “đề xuất” rằng Mỹ có thể dùng bitcoin để “xóa sổ” khoản nợ 35 nghìn tỷ USD bằng cách gửi cho các chủ nợ một “tấm séc tiền điện tử nhỏ” chứa một ít bitcoin. Dù đây có vẻ như một câu nói nửa đùa nửa thật, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng tuyên bố này thực chất nhấn mạnh vào khả năng của tài sản có nguồn cung hạn chế trong việc chống đỡ và hấp thụ lạm phát của đồng USD.

1616615586197_jpg_75.jpg

Nhớ lại quá khứ, khi nước Mỹ từng cần tới 200 năm để khoản nợ công lần đầu đạt 1 nghìn tỷ USD, thì nay, với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, chỉ khoảng 100 ngày là nợ công có thể “đội thêm” 1 nghìn tỷ USD nữa. Hiện tại, có tới 76% doanh thu thuế thu nhập của chính phủ chỉ để trả lãi cho khoản nợ khổng lồ này, biến chi phí trả lãi thành một trong những khoản chi lớn nhất của ngân sách quốc gia.

Trong nỗ lực nhằm “giải cứu” nền kinh tế, Musk không ngừng hô hào thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ Doge – một bộ phận được đặt theo tên đồng tiền số Dogecoin yêu thích của ông. Theo Musk, Bộ Doge sẽ có thể cắt giảm tới 2 nghìn tỷ USD từ ngân sách quốc gia. Được biết, Dogecoin, đồng tiền số gắn liền với meme chú chó shiba inu, không chỉ là đồng tiền mà Musk yêu thích mà còn được Tesla – công ty của ông – chấp nhận làm phương thức thanh toán.

elon-musk-bitcoin-dogecoin-800x450-0123_jpg_75.jpg

Giá trị của Dogecoin cũng “không phải dạng vừa” khi tăng gấp đôi trong tháng qua, đặc biệt khi tỷ phú Mark Cuban còn đùa rằng Musk có thể đưa dogecoin vào ngân khố Mỹ. Bộ Doge dường như không chỉ là một bộ phận hành chính mà còn là biểu tượng cho xu hướng chuyển dịch từ đồng tiền giấy sang tiền kỹ thuật số của nước Mỹ trong tương lai.

Kết thúc, Musk và các “fan” của tiền số vẫn tin rằng bitcoin và các tài sản số khác với nguồn cung hạn chế có thể là “cứu cánh” cho nền kinh tế Mỹ. Và với động thái này, Musk tiếp tục khẳng định vị thế của mình không chỉ trong ngành công nghệ mà còn là một tiếng nói có sức ảnh hưởng lớn về chính sách tài chính toàn cầu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top