Elon Musk nói thế giới chúng ta đang sống chỉ là giả lập, liệu điều đó có thật không?

Tại hội nghị Code Conference 2016, tỷ phú, doanh nhân công nghệ Elon Musk đã phát biểu rằng, có thể chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập do một nền văn minh tiên tiến hơn điều khiển. Nếu chúng ta đang ở trong thế giới giả lập thì điều gì lả thật và điều gì nằm ngoài chương trình giả lập này?
Không có cách nào để biết được điều gì nằm bên ngoài chương trình giả lập (trong trường hợp thế giới của chúng ta là thế giới giả lập như Elon Musk đã nói). Chỉ là chúng ta chưa biết rõ điều này, theo cách mà chúng ta vẫn chưa biết rõ về sự tồn tại của đời sống sau khi chết hay các vũ trụ song song, đây là một câu hỏi chưa thể trả lời được.
Giả sử chúng ta đang ở trong một chương trình giả lập máy vi tính hoặc chúng ta được tạo ra bởi một trí tuệ cao hơn hay con người từ tương lai.
Bây giờ, hãy tưởng tượng là, qua một số lỗi sót lại trong mã lập trình, đột nhiên chúng ta có thể bước ra bên ngoài những ràng buộc của chương trình và “thấy” được khung hệ thống thô sơ của chương trình, giống như Neo trong Ma trận (loạt phim khoa học viễn tưởng-hành động nổi tiếng của Mỹ). Làm cách nào mà bạn có thể quyết định được điều này nằm ngoài chương trình giả lập hay vẫn là một phần của nó, như một trò đùa hay một quả trứng phục sinh do các lập trình viên để sẵn?
Bạn có thể nói chắc chắn rằng các cột 1 và 0 cuộn qua mắt bạn chứng minh rằng thực tế là một chương trình giả lập? Có thể đó chỉ là những gì đã tạo nên vũ trụ khi bạn phóng to hết cỡ thành các nguyên tử và hạt quark (hạt cơ bản sơ cấp nhất, thành phần tạo nên proton và neutron).

Elon Musk nói thế giới chúng ta đang sống chỉ là giả lập, liệu điều đó có thật không?

Và kể cả khi bạn có thể “tháo dây” ra khỏi chính bản thân bạn, nổi lên nhìn vào thực tế cao hơn, làm cách nào mà bạn biết rằng đó là cái gì? Có thể có một thực tế khác xoay quanh nó, và cứ thế. Nếu trong số đó không có thực tế nào mà chúng ta có thể vươn tới trong trí tưởng tượng của chúng ta, liệu chúng có thật không? Thực tế bao gồm những thứ chúng ta có thể đo lường, mọi thứ khác là ảo tưởng hay phỏng đoán.
Việc hỏi điều gì nằm ngoài thực tế này giống như việc hỏi chúng ta đã ở đâu trước khi được sinh ra. Nhân vật Hamlet của Shakespeare đã nói với Horatio rằng, ở thiên đường và trái đất có nhiều thứ hơn những thứ mà triết lý của anh mơ tưởng tới. Tuy vậy, có thể có một con đường khác quanh đó. Con người giỏi mơ tưởng tới những thứ không tồn tại, vì vậy bạn không thể sử dụng khả năng của bạn để tưởng tượng ra một cái gì đó làm bằng chứng cho nó, theo cách này hay cách khác.
Tác giả bài viết này-Luis Villazon là một nhà giáo dục khoa học và công nghệ, cây bút phụ trách chuyên mục hỏi đáp trang tin khoa học Science Focus của đài BBC, Anh quốc.

>>> Thêm luận điểm chứng minh vũ trụ chúng ta đang sống là giả lập

Nguồn: Science Focus
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top