Năm 2021 là năm mà Facebook (Meta hiện tại) phải hứng chịu nhiều nghi ngờ và chỉ trích nhất, sau khi hàng nghìn tờ tài liệu nội bộ bị công khai, trực tiếp tiết lộ mức độ thiếu tin cậy về thông tin vaccine cũng như chủ nghĩa cực đoan, hệ thống hai cấp những người có quyền phá vỡ quy tắc,... Cuối cùng là tác động độc hại của Instagram đối với thanh thiếu niên.
Nhiều nhà hoạt động về quyền kỹ thuật số đã cảnh báo nghiêm khắc cách làm của Facebook trong vài năm gần đây. Các nhà nghiên cứu cùng chuyên gia công nghệ đã đề xuất những chiến lược Facebook cần làm để giành lại niềm tin người dùng trong năm 2022.
Theo mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp, những công ty công nghệ như Facebook sẽ được bảo vệ khỏi các vụ kiện nếu người dùng đăng thông tin bất hợp pháp về công ty. Rashad Robinson, chủ tịch của nhóm dân quyền Color of Change, người dẫn đầu cuộc tẩy chay Facebook vào tháng 7/2020 tuyên bố:
“Bước đầu tiên là phải sửa lại mục 230. Tôi tin rằng cần phải loại bỏ quyền miễn trừ của Mục 230 khi nói đến quảng cáo trả phí và thiết kế sản phẩm”, Robinson nói.
Trong khi đó, những nhà bảo vệ lập pháp đã đưa ra dự luật, bao gồm Đạo luật Tiến bộ Nghiên cứu Trẻ em và Truyền thông cũng như Đạo luật Công bằng Thuật toán và Minh bạch Nền tảng Trực tuyến năm 2021. Đây là hai đạo luật mới hỗ trợ nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đối với người trẻ tuổi, đồng thời giải quyết thuật toán khó hiểu của Facebook.
Robinson nói rằng, những biện pháp như vậy quy định lại cách Facebook kiếm tiền, ngăn chặn hành vi từ chối chịu trách nhiệm.
Javier Pallero, giám đốc chính sách của tổ chức dân quyền kỹ thuật số Access Now, cho biết bất kỳ quy định nào cũng phải xem xét trên phương diện quyền con người, đặc biệt là kiểm duyệt nội dung.
Mô hình kiểm duyệt hiện tại của Facebook còn rất nhiều thiếu sót. Đôi khi họ cho phép quá nhiều, khi khác lại gỡ xuống quá nhiều. Về cơ bản, họ luôn là người “cầm chuôi”, điều khiển thế cờ. Càng muốn kiểm soát con người thì họ lại cần càng nhiều đầu tư, cần nhiều người tham gia hơn.
Matt Stoller, giám đốc nghiên cứu tại Dự án Tự do Kinh tế Mỹ, nói rằng cánh tay trải dài của Facebook là mầm mống gây họa, là mối nguy hiểm cho nền dân chủ. “Zuckerberg đang hoạt động như một người có chủ quyền. Anh ta độc quyền kiểm soát mọi thứ”, Stoller nói.
Đầu tiên, Stoller kêu gọi phá vỡ thế độc quyền trên thị trường truyền thông xã hội. Ngăn cản việc Facebook vừa là người tổ chức luật chơi vừa là người chơi. Ông nói: “Họ chỉ mới bắt đầu giám sát, làm mọi thứ theo cách họ muốn. Chúng ta tỏ ra bất lực khi chứng kiến chuyện đó”.
Thứ hai, Stoller đề xuất đưa ra cáo buộc hình sự đối với Zuckerberg và đội ngũ lãnh đạo của công ty vì các báo cáo gian lận, giao dịch nội gián (Facebook đã bác bỏ những tuyên bố đó).
Cuối cùng, Stoller khuyến nghị áp dụng bộ quy tắc nghiêm ngặt lên thị trường truyền thông xã hội để các công ty như Facebook không bơm vốn ào ạt, hoặc thúc đẩy quảng cáo dựa trên dữ liệu đánh cắp từ khách hàng.
Jeff Allen và Sahar Massachi là cựu nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư dữ liệu tại Facebook, người đã giúp xây dựng đội ngũ liêm chính của công ty. Hiện tại cả hai đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Integrity Institute. Họ tin rằng giải pháp hiệu quả nhất là trao quyền cho đội ngũ chuyên gia liêm chính, những người xử lý các vấn đề liên quan đến tính tin cậy, bảo mật và có khả năng phát hiện hoạt động giả mạo.
Massachi cho biết văn hóa quản lý của Facebook hiện có xu hướng đi ngược lại quy chuẩn thông thường. Một nhóm sẽ gắn cờ nội dung có hại và khuyên người dùng giảm mức độ tương tác, trong khi một nhóm khác sẽ tìm mọi cách để tăng mức độ tương tác với nội dung có hại đó.
Để khắc phục điều này, ông đề xuất giới thiệu chỉ số xếp hạng mức độ liêm chính của các công ty vào mỗi tháng, và nó phải được công khai rộng rãi. Cơ quan quản lý có thể giám sát hoạt động của những công ty trên dựa vào số liệu này.
Katie Harbath, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty tư vấn chính sách công nghệ Anchor Change cho biết, việc trao quyền quá ít cho nhóm liêm chính là vấn đề cơ cấu tại Facebook. “Thực tế là nhóm liêm chính đã báo cáo rằng có vấn đề với nhóm tăng trưởng, nhưng công ty chọn ưu tiên tăng trưởng. Giải pháp là nên đặt quyền hạn của hai nhóm ngang nhau”, cô nói.
Nate Persily, giáo sư tại Trường Luật Stanford kiêm giám đốc Trung tâm Chính sách Mạng Stanford, cảm thấy cực kỳ thất vọng vì lượng dữ liệu mà Facebook cung cấp cho quá trình nghiên cứu. Đến mức ông phải soạn thảo một đạo luật mới - Đạo luật về tính minh bạch nền tảng và trách nhiệm giải trình - cho phép giới học giả truy cập thông tin của các công ty truyền thông xã hội, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư người dùng.
“Những công ty này phát triển mạnh trong góc khuất. Nhờ có tài liệu nội bộ từ Frances Haugen, chúng ta mới khám phá ra sự thật đó”, ông nói.
Có hai lợi ích quan trọng của việc mở dữ liệu: đầu tiên, nó là nền tảng cho công tác nghiên cứu của giới học thuật, giúp công chúng nhận ra ảnh hưởng của Facebook trên nhiều phương diện, như vai trò thuật toán, ứng dụng hướng đến trẻ em, và tỷ lệ thông tin sai lệch.
Thứ hai, chắc chắn Facebook sẽ phải điều chỉnh hành vi khi biết có hàng triệu con mắt đang dõi theo, giám sát họ.
Nguồn: The Guardian
Quy định
Ở Mỹ, con đường dẫn tới một quy định, đạo luật điều chỉnh công khai có lẽ là một chặng đường dài. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy quyền lực độc hại của gã khổng lồ công nghệ, lưỡng đảng đồng lòng siết chặt các quy tắc.Theo mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp, những công ty công nghệ như Facebook sẽ được bảo vệ khỏi các vụ kiện nếu người dùng đăng thông tin bất hợp pháp về công ty. Rashad Robinson, chủ tịch của nhóm dân quyền Color of Change, người dẫn đầu cuộc tẩy chay Facebook vào tháng 7/2020 tuyên bố:
“Bước đầu tiên là phải sửa lại mục 230. Tôi tin rằng cần phải loại bỏ quyền miễn trừ của Mục 230 khi nói đến quảng cáo trả phí và thiết kế sản phẩm”, Robinson nói.
Trong khi đó, những nhà bảo vệ lập pháp đã đưa ra dự luật, bao gồm Đạo luật Tiến bộ Nghiên cứu Trẻ em và Truyền thông cũng như Đạo luật Công bằng Thuật toán và Minh bạch Nền tảng Trực tuyến năm 2021. Đây là hai đạo luật mới hỗ trợ nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đối với người trẻ tuổi, đồng thời giải quyết thuật toán khó hiểu của Facebook.
Javier Pallero, giám đốc chính sách của tổ chức dân quyền kỹ thuật số Access Now, cho biết bất kỳ quy định nào cũng phải xem xét trên phương diện quyền con người, đặc biệt là kiểm duyệt nội dung.
Mô hình kiểm duyệt hiện tại của Facebook còn rất nhiều thiếu sót. Đôi khi họ cho phép quá nhiều, khi khác lại gỡ xuống quá nhiều. Về cơ bản, họ luôn là người “cầm chuôi”, điều khiển thế cờ. Càng muốn kiểm soát con người thì họ lại cần càng nhiều đầu tư, cần nhiều người tham gia hơn.
Phá vỡ thế độc quyền
Độc quyền thống trị vẫn luôn là nguyên nhân chính ngăn cản Facebook thay đổi. Ngày càng có nhiều nhà lập pháp, người phản đối kêu gọi phá vỡ cán cân lệch này.Matt Stoller, giám đốc nghiên cứu tại Dự án Tự do Kinh tế Mỹ, nói rằng cánh tay trải dài của Facebook là mầm mống gây họa, là mối nguy hiểm cho nền dân chủ. “Zuckerberg đang hoạt động như một người có chủ quyền. Anh ta độc quyền kiểm soát mọi thứ”, Stoller nói.
Đầu tiên, Stoller kêu gọi phá vỡ thế độc quyền trên thị trường truyền thông xã hội. Ngăn cản việc Facebook vừa là người tổ chức luật chơi vừa là người chơi. Ông nói: “Họ chỉ mới bắt đầu giám sát, làm mọi thứ theo cách họ muốn. Chúng ta tỏ ra bất lực khi chứng kiến chuyện đó”.
Cuối cùng, Stoller khuyến nghị áp dụng bộ quy tắc nghiêm ngặt lên thị trường truyền thông xã hội để các công ty như Facebook không bơm vốn ào ạt, hoặc thúc đẩy quảng cáo dựa trên dữ liệu đánh cắp từ khách hàng.
Sửa chữa Facebook từ bên trong
Mấu chốt quan trọng giúp thay đổi bộ mặt của Facebook phải đến từ chính cựu nhân viên cũng như nhân viên hiện tại trong công ty. Frances Haugen, cựu giám đốc sản phẩm tại bộ phận liêm chính công dân của Facebook, cô là người đã tiết lộ hàng chục nghìn tài liệu nội bộ của công ty cho Wall Street Journal, US Securities và Exchange Commission.Jeff Allen và Sahar Massachi là cựu nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư dữ liệu tại Facebook, người đã giúp xây dựng đội ngũ liêm chính của công ty. Hiện tại cả hai đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Integrity Institute. Họ tin rằng giải pháp hiệu quả nhất là trao quyền cho đội ngũ chuyên gia liêm chính, những người xử lý các vấn đề liên quan đến tính tin cậy, bảo mật và có khả năng phát hiện hoạt động giả mạo.
Để khắc phục điều này, ông đề xuất giới thiệu chỉ số xếp hạng mức độ liêm chính của các công ty vào mỗi tháng, và nó phải được công khai rộng rãi. Cơ quan quản lý có thể giám sát hoạt động của những công ty trên dựa vào số liệu này.
Katie Harbath, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty tư vấn chính sách công nghệ Anchor Change cho biết, việc trao quyền quá ít cho nhóm liêm chính là vấn đề cơ cấu tại Facebook. “Thực tế là nhóm liêm chính đã báo cáo rằng có vấn đề với nhóm tăng trưởng, nhưng công ty chọn ưu tiên tăng trưởng. Giải pháp là nên đặt quyền hạn của hai nhóm ngang nhau”, cô nói.
Dữ liệu nghiên cứu cần được công khai
Nếu bạn còn nhớ, sau vụ bê bối Cambridge Analytica, Facebook từng hứa sẽ hợp tác với một nhóm học giả tìm ra sáng kiến nghiên cứu mới về lợi ích công bằng cho xã hội. Nhiều người cảm thấy hy vọng sau tuyên bố này của hãng, họ sẽ biết rõ ảnh hưởng của Facebook lên đời sống họ. Tuy nhiên, nhóm học giả sau đó chỉ được cung cấp dữ liệu thiếu sót và không đầy đủ, chỉ vài ba người được cấp quyền truy cập.Nate Persily, giáo sư tại Trường Luật Stanford kiêm giám đốc Trung tâm Chính sách Mạng Stanford, cảm thấy cực kỳ thất vọng vì lượng dữ liệu mà Facebook cung cấp cho quá trình nghiên cứu. Đến mức ông phải soạn thảo một đạo luật mới - Đạo luật về tính minh bạch nền tảng và trách nhiệm giải trình - cho phép giới học giả truy cập thông tin của các công ty truyền thông xã hội, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư người dùng.
“Những công ty này phát triển mạnh trong góc khuất. Nhờ có tài liệu nội bộ từ Frances Haugen, chúng ta mới khám phá ra sự thật đó”, ông nói.
Có hai lợi ích quan trọng của việc mở dữ liệu: đầu tiên, nó là nền tảng cho công tác nghiên cứu của giới học thuật, giúp công chúng nhận ra ảnh hưởng của Facebook trên nhiều phương diện, như vai trò thuật toán, ứng dụng hướng đến trẻ em, và tỷ lệ thông tin sai lệch.
Thứ hai, chắc chắn Facebook sẽ phải điều chỉnh hành vi khi biết có hàng triệu con mắt đang dõi theo, giám sát họ.
Nguồn: The Guardian