Đã 1 năm tình trạng thiếu hụt chip diễn ra, gây ảnh hưởng nặng nề đến các hãng xe. Và để khắc phục vấn đề đó, Ford mới đây đã tuyên bố rằng sẽ hợp tác với nhà sản xuất chip GlobalFoundries, nhằm tự giúp mình vượt qua nỗi đau khổ này.
Thông cáo báo chí của Ford về thỏa thuận không ràng buộc này không chỉ giúp công ty giải quyết vấn đề khó khăn mà mình đang gặp phải, mà còn “thúc đẩy việc sản xuất bán dẫn và phát triển công nghệ tại Mỹ”. Dù không có cam kết xây dựng bất kỳ nhà máy nào, cả hai công ty cho biết, họ sẽ “khám phá các cơ hội sản xuất bán dẫn mở rộng nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô”.
Phát biểu trong một sự kiện diễn ra vào cuối ngày, CEO GM Mark Reuss, cho biết công ty hiện đang hợp tác đồng phát triển những con chip mới với nhiều đối tác bán dẫn, chẳng hạn như Qualcomm, TSMC...
Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm và điều khiến nhúng trên xe ô tô của Ford, Chuck Gray, cho biết: “Chúng tôi cảm thấy như bản thân thực sự có thể tăng hiệu năng sản phẩm và sự độc lập về công nghệ của chúng tôi cùng một lúc.”
GlobalFoundries đã tách ra khỏi AMD từ năm 2009 và trở thành nhà sản xuất bán dẫn lớn thứ 4 thế giới, xếp sau TSMC, Samsung và UMC. GlobalFoundries cũng sản xuất những con chip cho các công ty khác như AMD, Qualcomm và thậm chí cả Samsung. Công ty bán dẫn này đã lên sàn vào hồi tháng 9. Thời điểm đó, CEO GlobalFoundries tiết lộ rằng nguồn cung chip của họ sẽ cháy hàng cho đến năm 2023.
Nhu cầu của ngành công nghiệp xe hơi đối với chip đã tăng lên trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhiều công nghệ mới. Tuy nhiên, nhiều công ty lại dựa vào công nghệ cũ hơn, rẻ hơn, thực hiện các đơn đặt hàng nhỏ hơn so với những hãng lớn như Apple hoặc NVIDIA. Hơn nữa, kết hợp với những vấn đề về chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch cũng như các vụ cháy nhà máy, hạn hán ở Đài Loan, tình trạng này có thể kéo dài trong vài năm.
Sau khi công bố chiếc xe điện F-150, CEO Ford Jim Farley đã xác nhận với The Verge rằng công ty dự định sẽ trực tiếp giải quyết tình trạng thiếu chip. Nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem liệu kế hoạch này có thể giúp ích được gì hay không.
Jim Farley cũng đề cập rằng các kế hoạch giúp xây dựng quyền tự chủ của công ty đồng nghĩa rằng sẽ mang đến “chuyên môn thực sự về silicon cũng như thiết kế chip”. Có sẵn kiến thức về phần mềm cũng như thiết kế chip “tự trồng” sẽ rất hữu ích nếu bạn thích Tesla và quyết định viết lại phần mềm xe của mình nhằm hoạt động với các con chip có sẵn. Trong thông báo này, Farley nói: “Thỏa thuận này chỉ là bước khởi đầu và là một phần quan trọng trong kế hoạch của chúng tôi nhằm tích hợp theo chiều dọc các công nghệ và năng lực quan trọng. Điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt cho Ford trong tương lai.”
Hồi tháng 2, xe Ford F150 đã bị ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu, Ford thông báo cắt giảm nửa sản lượng đối với mẫu xe ô tô phổ biến nhất của công ty. Một số nhà máy ở Bắc Mỹ của Ford đã đóng cửa vài lần trong năm do thiếu hụt linh kiện. Các tác động tiêu cực đó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ ngành ô tô, nhiều máy máy đóng cửa hay việc cắt giảm tính năng trên xe, như ghế sưởi trên xe tải Chevy, màn hình cảm ứng trên xe BMW và cổng USB trên vài mẫu Tesla.
Nguồn: The Verge
Phát biểu trong một sự kiện diễn ra vào cuối ngày, CEO GM Mark Reuss, cho biết công ty hiện đang hợp tác đồng phát triển những con chip mới với nhiều đối tác bán dẫn, chẳng hạn như Qualcomm, TSMC...
Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm và điều khiến nhúng trên xe ô tô của Ford, Chuck Gray, cho biết: “Chúng tôi cảm thấy như bản thân thực sự có thể tăng hiệu năng sản phẩm và sự độc lập về công nghệ của chúng tôi cùng một lúc.”
GlobalFoundries đã tách ra khỏi AMD từ năm 2009 và trở thành nhà sản xuất bán dẫn lớn thứ 4 thế giới, xếp sau TSMC, Samsung và UMC. GlobalFoundries cũng sản xuất những con chip cho các công ty khác như AMD, Qualcomm và thậm chí cả Samsung. Công ty bán dẫn này đã lên sàn vào hồi tháng 9. Thời điểm đó, CEO GlobalFoundries tiết lộ rằng nguồn cung chip của họ sẽ cháy hàng cho đến năm 2023.
Nhu cầu của ngành công nghiệp xe hơi đối với chip đã tăng lên trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhiều công nghệ mới. Tuy nhiên, nhiều công ty lại dựa vào công nghệ cũ hơn, rẻ hơn, thực hiện các đơn đặt hàng nhỏ hơn so với những hãng lớn như Apple hoặc NVIDIA. Hơn nữa, kết hợp với những vấn đề về chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch cũng như các vụ cháy nhà máy, hạn hán ở Đài Loan, tình trạng này có thể kéo dài trong vài năm.
Sau khi công bố chiếc xe điện F-150, CEO Ford Jim Farley đã xác nhận với The Verge rằng công ty dự định sẽ trực tiếp giải quyết tình trạng thiếu chip. Nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem liệu kế hoạch này có thể giúp ích được gì hay không.
Jim Farley cũng đề cập rằng các kế hoạch giúp xây dựng quyền tự chủ của công ty đồng nghĩa rằng sẽ mang đến “chuyên môn thực sự về silicon cũng như thiết kế chip”. Có sẵn kiến thức về phần mềm cũng như thiết kế chip “tự trồng” sẽ rất hữu ích nếu bạn thích Tesla và quyết định viết lại phần mềm xe của mình nhằm hoạt động với các con chip có sẵn. Trong thông báo này, Farley nói: “Thỏa thuận này chỉ là bước khởi đầu và là một phần quan trọng trong kế hoạch của chúng tôi nhằm tích hợp theo chiều dọc các công nghệ và năng lực quan trọng. Điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt cho Ford trong tương lai.”
Hồi tháng 2, xe Ford F150 đã bị ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu, Ford thông báo cắt giảm nửa sản lượng đối với mẫu xe ô tô phổ biến nhất của công ty. Một số nhà máy ở Bắc Mỹ của Ford đã đóng cửa vài lần trong năm do thiếu hụt linh kiện. Các tác động tiêu cực đó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ ngành ô tô, nhiều máy máy đóng cửa hay việc cắt giảm tính năng trên xe, như ghế sưởi trên xe tải Chevy, màn hình cảm ứng trên xe BMW và cổng USB trên vài mẫu Tesla.
Nguồn: The Verge